"Tôi cho rằng Nhà nước cần nhanh chóng tổ chức, xây dựng ngay chuỗi cung ứng nông sản GAP để tránh tình trạng nông dân làm ra sản phẩm GAP nhưng lại không có chỗ để bán, tắc đầu ra như hiện nay" Bà VÕ MAI (phó chủ tịch Hội Làm vườn VN) |
Rộng cửa vào siêu thị Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Mai Trang - trưởng phòng marketing Saigon Co.op - khẳng định ngay từ khâu lựa chọn nhà cung cấp, hệ thống siêu thị luôn ưu tiên chọn những nhà cung cấp đạt chứng nhận GlobalGAP và VietGAP. Tuy nhiên, do các nhà vườn cung ứng chưa đều nên trái cây đạt chứng nhận GlobalGAP và VietGAP chỉ chiếm 40% tổng sản lượng trái cây của toàn hệ thống, ... Các loại trái cây chủ yếu vẫn là vú sữa, thanh long, dưa hấu đỏ, dưa hấu không hạt, dưa lê hoàng kim...Theo bà Trang, để nâng cao tỉ lệ trái cây có chứng chỉ tại siêu thị, các nhà vườn cần có chiến lược cung ứng rõ ràng, đảm bảo chất lượng (có chứng chỉ) cũng như đáp ứng được nguồn hàng ổn định để cung cấp tới các hệ thống siêu thị. Hiện nay để tạo điều kiện cho các nhà phân phối, Co.op Mart trực tiếp đến các hợp tác xã, nhà vườn để mua nên giá các loại trái cây này thường thấp hơn ngoài thị trường 10-20%, sức mua tương đối ổn định. |
Nên có chuỗi cung ứng nông sản GAP Theo bà Võ Mai, nên xây dựng chuỗi cung ứng nông sản GAP. Bắt đầu từ việc Bộ NN&PTNT nên ban hành một loại nhãn mác cho những loại trái cây đã được chứng nhận GAP. Từ đó những loại trái cây nào đã hội đủ tiêu chuẩn canh tác theo quy trình GAP thì được dán nhãn, mác này vào để đưa ra thị trường. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng biết được đâu là loại trái cây an toàn, chất lượng và quảng bá được thương hiệu GAP, tránh tình trạng trái cây an toàn GAP bị trộn lẫn với loại trái cây không an toàn như thương lái thường làm hiện nay. Tiếp đó, các cơ quan chức năng cần tổ chức chợ hay khu vực bán nông sản đã được gắn nhãn GAP trên từng địa phương. Từ đó giúp người sản xuất quảng bá rộng rãi cho người tiêu dùng mua được loại trái cây ngon, an toàn. Muốn như vậy, khi chỉ đạo thực hiện GAP phải làm theo tổ chức tập thể như hợp tác xã, công ty nông nghiệp hay ít ra là tổ hợp tác và phải có nhà máy đóng gói sản phẩm đạt chuẩn. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã