Học tập đạo đức HCM

Quảng Bình Đến hết năm 2016 toàn tỉnh phấn đấu có ít nhất 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ tư - 02/03/2016 02:18
Sau 05 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Quảng Bình (gọi tắt là Chương trình) đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng với 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó năm 2013 có 01 xã, năm 2014 có 11 xã, năm 2015 có 18 xã. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, toàn tỉnh hiện có 1.665 tiêu chí đạt chuẩn, tăng 1.169 tiêu chí so với trước khi triển khai, đạt bình quân 12,2 tiêu chí/xã, tăng 8,6 tiêu chí/xã. Ngoài 30 xã đã hoàn thành 19 tiêu chí, trên địa bàn hiện có 15 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 47 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 40 xã đạt từ 05 - 09 tiêu chí, 04 xã đạt dưới 05 tiêu chí.

Đạt được kết quả đó, thời gian qua, hầu hết các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã có sự vào cuộc quyết liệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện cụ thể, nhất là người dân từng bước xác định được vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, đồng thời tham gia hưởng ứng mạnh mẽ với sự đồng thuận cao. Do đó, trong giai đoạn 2011 - 2015, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng khởi sắc, đổi mới, đời sống của người dân cải thiện, an ninh - chính trị được giữ vững, ổn định.

Tính đến tháng 11/2015, toàn tỉnh đã có 136/136 xã hoàn thành quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM, phê duyệt quy chế quản lý, 116/136 xã tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất. Cùng với chủ trương tập trung sản xuất, ưu tiên phát triển hàng hóa chủ lực, khuyến khích liên kết, liên doanh trong sản xuất, tiêu thụ và thực hiện từng bước “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp”, sau 05 năm triển khai, các xã đã xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất trên cơ sở xác định nhóm cây, con, ngành nghề lợi thế. Nhiều xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn để gieo trồng một số cây trồng phù hợp, năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tỉnh cũng đã hỗ trợ 84 đề án sản xuất, 153 mô hình sản xuất hiệu quả, tổ chức hơn 500 lớp đào tạo nghề với 16.822 lượt học viên, giúp đỡ người dân mua 18 máy gặt đập liên hợp, triển khai mở rộng cánh đồng lớn đối với cây sắn, ớt, lạc trên diện tích 6.474 ha và có sự tham gia liên kết thu mua nông sản của 17 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức sản xuất và đẩy mạnh liên kết sản xuất đã được nhiều địa phương chú trọng. Trên địa bàn hiện có 132 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó 32 hợp tác xã đã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012, 169 tổ hợp tác, 154 tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển và 648 trang trại.

Tính đến cuối năm 2015, toàn tỉnh đã có 38 xã đạt tiêu chí giao thông, 67 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 128 xã đạt tiêu chí điện, 52 xã đạt tiêu chí trường học, 44 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 84 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, 123 xã đạt tiêu chí bưu điện, 103 xã đạt tiêu chí nhà ở nông thôn, 113 xã đạt tiêu chí y tế, 61 xã đạt tiêu chí môi trường, có 66 xã đạt tiêu chí văn hóa, 107 xã đạt tiêu chí về giáo dục, 123 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội, 14 xã đạt tiêu chí hệ thống chính trị xã hội vững mạnh; 77 xã đạt tiêu chí thu nhập; 51 xã đạt tiêu chí hộ nghèo; 87 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; 91 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất.

Đặc biệt, trong 05 năm, tổng nguồn vốn huy động của toàn tỉnh là 2.769.567,4 đồng, trong đó từ ngân sách Nhà nước 1.594.276,0 đồng; tín dụng ưu đãi 422.787,0 đồng; huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác 110.267,1 đồng; đóng góp của cộng đồng dân cư 585.902,3 và vốn huy động từ nguồn khác 56.335,0 đồng.

Với những thành tích nổi bật đó, trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã tặng Cờ thi đua cho 01 tập thể; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 09 tập thể, 03 cá nhân. Cùng với đó, có 01 tập thể được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh, 64 tập thể và 08 cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

Tuy nhiên, hiện một số đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của xã chất lượng còn thấp; phong trào không đồng đều giữa các vùng, nhất là ở khu vực miền núi, bãi ngang; tư duy của người dân về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa còn yếu; các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn chậm đổi mới, hoạt động hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, các địa phương còn tập trung cao cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng nhiều đến các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, văn hóa, cải thiện môi trường; một số cấp ủy, chính quyền cơ sở thiếu chủ động, sáng tạo, nóng vội trong tổ chức thực hiện; huy động đóng góp của người dân chưa phù hợp...

Năm 2016, để đạt mục tiêu có thêm ít nhất 40 xã đạt chuẩn NTM và đến hết năm 2020 khoảng 68 xã đạt chuẩn NTM cùng với 02 đơn vị cấp huyện đạt nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Chương trình triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về xây dựng NTM; nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức tuyên truyền làm cho người dân nhận thức sâu sắc hơn nội dung, mục đích của Chương trình; kịp thời biểu dương, nêu gương điển hình tốt, cách làm sáng tạo, hiệu quả để phổ biến nhân rộng; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”.

Mặt khác, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo gắn với chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, bền vững và xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp về nông thôn, tham gia xây dựng NTM; tạo việc làm cho lao động nông thôn nhằm từng bước chuyển dịch lao động ở nông thôn theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cần chú trọng quan tâm tổ chức, hướng dẫn hỗ trợ các địa phương, người dân thực hiện các nội dung về phát triển y tế, văn hóa, xã hội, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của từng địa bàn; tăng cường các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện; khẩn trương kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để uốn nắn kịp thời những lệnh lạc, vi phạm.

Với những giải pháp cụ thể và biện pháp quyết liệt đó, tin rằng Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh sẽ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

theo: quangbinh.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập483
  • Hôm nay38,866
  • Tháng hiện tại743,979
  • Tổng lượt truy cập90,807,372
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây