Đặc biệt hỗ trợ phát triển sản xuất
Hiện nay cả nước có 1.568 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỉ lệ 17,6%, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Hồng với 518 xã, Bắc Trung Bộ với 247 xã NTM. Theo mục tiêu, hết năm 2016 sẽ nâng tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM lên 25%, tăng 8,2% so với năm 2015. Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, Ban chỉ đạo Trung ương xác định giai đoạn 2016-2020 phải lựa chọn một số nội dung tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống người dân. Theo đó, chú trọng phát triển các công trình hạ tầng cơ bản, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Số liệu thống kê của Bộ NNPTNT cho thấy, giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư cho chương trình NTM đạt khoảng trên 851.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước chi 278.390 tỉ đồng (chiếm 32,68%), vốn tín dụng chiếm 51%, doanh nghiệp 4,9% và nhân dân đóng góp 11,42%. Về quan điểm phân bổ nguồn lực, cần ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Trong đó cần tập trung nguồn vốn đầu tư cho các xã đạt dưới 5 tiêu chí và các xã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.
Cách làm của Hà Nội
Tại Hà Nội, lãnh đạo thành phố và các địa phương chung quan điểm chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân tiếp tục là một trong 8 chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ 2015-2020. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các địa phương tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị. Các huyện cần rà roát lại đề án, tranh thủ sự hỗ trợ của thành phố và huy động các nguồn lực, thực hiện công khai, minh bạch, có hiệu quả trong đầu tư xây dựng NTM. Ngoài ra, cần đẩy mạnh quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT), nâng cao đời sống cho nông dân. Cùng với đó, quan tâm giải quyết các vấn đề về môi trường, nước sạch, y tế, giáo dục…
Giải đáp các kiến nghị của huyện Chương Mỹ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng giao UBND thành phố chủ trì, cùng các sở ngành tháo gỡ bằng những giải pháp rất cụ thể. Trong đó, năm 2016 phải tập trung giải quyết việc cấp sổ đỏ sau DĐĐT, coi đây là ưu tiên số một. Rà soát hệ thống cơ sở giết mổ tập trung, tạo điều kiện xây dựng các chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm sạch khép kín trên địa bàn. Đối với công tác chỉ đạo, điều hành huyện cần phát huy tinh thần đoàn kết của hệ thống chính trị, chỉ đạo có trọng tâm trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để tháo gỡ khó khăn.
Theo: laodong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã