Học tập đạo đức HCM

Điểm tựa giúp nông dân làm giàu

Thứ ba - 19/03/2013 20:43
Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân trong sản xuất kinh doanh, những năm qua, Hội Nông dân huyện Ba Vì đã trở thành điểm tựa quan trọng trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn huyện.

 Những triệu phú trang trại

 

Năm 2004, sau khi xuất ngũ, ông Ngô Văn Tháp, thôn Cẩm An, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì bắt tay vào làm kinh tế. Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, ông chọn nuôi một số con chủ lực: Lợn sinh sản, lợn thịt, ba ba, vịt đẻ, thỏ… Những năm đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ông nhiều lần thất bại. Nhưng, nhờ được sự hỗ trợ vốn vay từ các ngân hàng như: Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH), Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Quỹ Hỗ trợ nông dân, từ năm 2009 đến nay, trang trại chăn nuôi của gia đình ông cho thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, ông còn tạo công ăn việc làm cho 8 lao động thường xuyên và 17 lao động thời vụ, giúp đỡ 5 hộ nghèo.

 

 

 

 Điểm tựa giúp nông dân làm giàu

 

Mô hình kinh tế của gia đình ông Ngô Văn Tháp, thôn Cẩm An, xã Cẩm Linh, huyện Ba Vì. Ảnh: Nam Bắc

 

Tương tự, mô hình kinh tế vườn – ao – chuồng của gia đình ông Nguyễn Gia Sự, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích khoảng 1ha, từ năm 2005 đến nay, gia đình ông đầu tư nuôi gà, ba ba thương phẩm và thủy sản, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Năm 2012, tổng thu nhập của gia đình đạt hơn 3,5 tỷ đồng, trừ chi phí, ông thu về 1,7 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn tạo công ăn việc làm cho 24 lao động thường xuyên, 8 lao động thời vụ, giúp đỡ 5 hộ nghèo.

 

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì Phan Thị Hải Yến cho biết, tính đến thời điểm này, toàn huyện đã xây dựng được 248 mô hình kinh tế đạt hiệu quả, trong đó nhiều mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Chủ động hỗ trợ vốn

 

Để giúp nông dân vươn lên làm giàu bằng những mô hình phát triển sản xuất, Hội Nông dân huyện Ba Vì coi việc hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật (KHKT) là một trong những giải pháp quan trọng. Hiện, Hội đã đứng ra tín chấp, nhận ủy thác của các ngân hàng với số tiền lên tới trên 110 tỷ đồng. Cụ thể, Hội đang quản lý 12,25 tỷ đồng tại 42 tổ tín chấp cho 861 hộ vay của Ngân hàng NN&PTNT; phối hợp với Ngân hàng CSXH vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ trên 83 tỷ đồng cho 6.654 hộ vay. Hội đã chủ động hướng dẫn cơ sở tiến hành giải ngân, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân với tổng kinh phí đến nay là 18,1 tỷ đồng. Đối với việc hỗ trợ cung ứng vật tư trả chậm, hàng năm, Hội đứng ra tín chấp hơn 1.400 tấn phân bón các loại, trong đó có hơn 700 tấn từ Công ty phân bón Lâm Thao và Công ty phân bón Hà Anh… với giá thành thấp hơn 500 đồng/kg so với thị trường.

 

Trao đổi với chúng tôi, bà Phan Thị Hải Yến cho biết, để giúp hội viên nâng cao trình độ, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, Hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các công ty làm tốt các chương trình hỗ trợ hội viên như tập huấn chuyển giao KHKT, cung ứng vật tư trả chậm… Đồng thời tiến hành việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn vay đến 100% cơ sở, các tổ tiết kiệm và các hộ vay. Trong 5 năm (2012 – 2017), Hội đã tổ chức 1.176 lớp tập huấn cho 120.482 lượt hội viên tham dự; đồng thời duy trì, thành lập 31 câu lạc bộ sản xuất giỏi với 1.068 thành viên, giúp các hội viên được trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm.

 

Năm 2013, Hội Nông dân huyện Ba Vì sẽ tiếp tục phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tại các xã, thị trấn và chỉ đạo các cơ sở tiến hành rà soát, phân loại hội viên để có biện pháp giúp đỡ hộ nghèo phù hợp, đồng thời, tích cực vận động bà con thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới.

 

 

Theo ktdt.com.vn

 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập456
  • Hôm nay89,778
  • Tháng hiện tại794,891
  • Tổng lượt truy cập90,858,284
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây