Học tập đạo đức HCM

Điều ít thấy ở thôn quê

Chủ nhật - 24/07/2016 22:15
Có lẽ thật hiếm có ở một xã nông thôn mà công tác môi trường được làm bài bản như ở nơi đây. Cái xã “hiếm” ấy chính là Tam Hợp, thuộc huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
Đường làng ở xã Tam Hợp luôn sạch sẽ, phong quang

Nằm trong bối cảnh chung của toàn huyện, là vùng bán sơn địa, lại dồn đất cho các khu công nghiệp (KCN), bởi thế Tam Hợp đất chật, người đông, đất canh tác cạn dần.

Theo ông Tạ Văn Phòng, Chủ tịch UBND xã thì 40% đất của xã dành xây dựng các KCN. Có nghĩa là non nửa số đất (trong đó hầu hết là đất canh tác) đã bị các KCN “ngốn” mất. Trong cái khó đó, Tam Hợp lại “ló” ra nhiều cái khôn.

Vì biết "thu vén", nên tuy ruộng đất ít mà thất nghiệp ở địa phương này hầu như không có. Đường xá khang trang, luôn phong quang, sạch đẹp.

Nhưng như trên đã nói, cái đặc biệt của Tam Hợp không phải là phát triển kinh tế, mà là công tác vệ sinh, xử lý rác và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp đã từ lâu được địa phương làm có bài bản, chất lượng, nề nếp. Dường như giữ cho môi trường cuộc sống trong lành, sạch sẽ, đã ngấm vào máu, thành ý thức tự giác của mỗi người dân.

Xây dựng lò đốt rác, nhưng để vận hành nó đều đặn, không phải đơn giản. HTX Dịch vụ môi trường được thành lập. HTX này có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác cho vào lò đốt. Rác được phân loại cẩn thận, cứ 2 ngày một lần, rác được xử lý. Những chiếc xe nhỏ gọn, luồn lách trong các ngõ xóm để thu gom.

Ban Quản lý có 7 - 8 người, thành lập các tổ thu gom. Tổ này do dân đóng góp, có nghĩa là do dân “nuôi”. Mỗi thôn cử ra 2 - 3 người thu gom rác. Khi chúng tôi về Tam Hợp, thấy ý thức người dân rất cao. Rác được cho vào túi, buộc kín, đặt ở đầu cổng hoặc một nơi cố định. Có gia đình còn đóng đinh treo lên tường.

Tam Hợp có 9 thôn, thành lập được 9 tổ thu gom rác. Có thôn dân góp tiền, trả lương cho người đi thu gom. Có thôn, Hội Phụ nữ lại đứng ra quản lý, cả nhân lực lẫn kinh phí. Các thành viên thu gom rác tự nguyện không nhận tiền công.

Khoản tiền thu được, dành cho việc thu gom rác, bảo vệ môi trường, được Hội Phụ nữ dành để tổ chức những chuyến tham quan, du lịch vào dịp cuối năm. Tất cả các thành viên đều được tham gia và rất phấn khởi. Đó chính là cách “trả công” rất có văn hóa.

Cũng theo ông Tạ Văn Phòng, lò đốt có giám đốc phụ trách, hoạt động với kỹ thuật cao. Xã đã dành ra hơn 3.000m2 để xây lò đốt rác. Tro từ lò đốt, dùng làm phân bón rất tốt. Xã đang có kế hoạch sản xuất phân bón sinh học từ loại tro này. Hy vọng sẽ có thêm một nguồn thu không nhỏ.

Cái được của Tam Hợp, chính là bảo vệ môi trường sống của dân. Nhưng cái được khác còn lớn hơn, là tạo một ý thức tự giác bảo vệ môi trường, nhất là giáo dục cho các cháu nhỏ, thế hệ ngày mai của chúng ta.

Theo Đỗ Bảo Châu/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm391
  • Hôm nay41,088
  • Tháng hiện tại837,786
  • Tổng lượt truy cập90,901,179
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây