Học tập đạo đức HCM

Đìu hiu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

Thứ hai - 06/08/2012 22:14
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam, hiện, giá nguyên liệu TĂCN nhập khẩu đang có chiều hướng tăng, tình hình này không chỉ khiến các DN chế biến, sản xuất thức ăn lo lắng mà còn ảnh hưởng tới người chăn nuôi.

Một số DN chế biến TĂCN cho biết, mặt hàng khô dầu đậu tương mua buôn hiện đang có giá cao kỷ lục từ trước tới nay, lên tới 14.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với giữa tháng 7 và tăng gần 70% so với đầu năm 2012. Ngoài ra, các loại nguyên liệu khác như bột cá, bột thịt, một số loại thuốc thú y… cũng tăng giá 30-40% so với hồi đầu năm. Nguyên nhân của sự tăng giá trên là do giá thị trường thế giới tăng mạnh bởi hậu quả của tình trạng hạn hán tại một số quốc gia trồng trọt chính, sản lượng một số loại ngũ cốc giảm mạnh.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam cho biết, do sản phẩm chăn nuôi xuống giá, tiêu thụ chậm, nhất là cá tra, thịt lợn, gia cầm, trứng gia cầm… nên người chăn nuôi giảm quy mô đàn, thậm chí bỏ trống chuồng, khiến các loại TĂCN tiêu thụ rất chậm. Ngoài ra, hiện nay bà con đang có xu hướng tăng cường tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có giá rẻ hơn như lúa, ngô, rau cỏ, thân cây chuối, bèo…, giảm mua thức ăn công nghiệp nên TĂCN tồn kho ngày càng nhiều, nhất là các loại thức ăn cho thủy sản, gia cầm.

"Hiện, giá lúa cũng rất rẻ, chỉ 5.000- 6.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn công nghiệp cho gà vào khoảng 9.000 đồng/kg, vậy thì tội gì nông dân không cho ăn lúa? Điều đáng lo là trong khi giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, giá các chi phí đầu vào khác (xăng dầu, điện) tăng, nhưng các DN lại khó tăng giá bán sản phẩm vì sức tiêu thụ của thị trường thấp. Đa phần các DN đang phải cố gắng giữ chân bạn hàng, chứ nếu trong tình cảnh này mà tăng giá thì chắc chắn người chăn nuôi sẽ… bỏ chạy", ông Lịch nói.

Còn nhớ, năm 2008 là thời điểm huy hoàng của ngành chế biến thức ăn thủy sản, bởi đây chính là giai đoạn ngành sản xuất cá tra ở vùng ĐBSCL phát triển mạnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có 65 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản được thành lập. Nhưng sau thời gian phát triển "nóng" ngắn ngủi, giờ đây, hàng loạt nhà máy phải đóng cửa hoặc ngắc ngoải chờ chết vì không thể trụ được trước những khó khăn kéo dài của nền kinh tế.

Theo ước tính, hiện ở ĐBSCL, cứ 10 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản thì có đến 8 nhà máy đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất. Đơn cử như Đồng Tháp có 24 nhà máy thì chỉ còn 3 nhà máy hoạt động bình thường, 7 nhà máy đang thoi thóp và 14 nhà máy ngừng hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Anh, Giám đốc Công ty TNHH VACO (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) cho biết, trước đây, công ty sản xuất trung bình 500 tấn TĂCN/tháng, nhưng hiện giảm xuống còn 100 tấn/tháng vì gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Nguyên nhân là do những khách hàng chính (chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ) đã ngừng chăn nuôi hoặc tự sản xuất thức ăn. "Cộng với nhiều khó khăn khác như thiếu vốn, lãi suất ngân hàng cao, chi phí đầu vào tăng…, các DN nhỏ và vừa như chúng tôi ngày càng đuối sức trong cuộc cạnh tranh với các ông lớn do nước ngoài đầu tư", ông Anh than thở.

Trước tình cảnh khó khăn trăm bề như vậy, ông Lịch cho biết: "Hiệp hội TĂCN Việt Nam đã khuyến cáo các DN chủ động tìm những "khe" để có thể vay vốn của ngân hàng nước ngoài, nhằm có tiền mua nguyên liệu thức ăn. Thí dụ, nếu DN nào mua nguyên liệu của Hoa Kỳ thì có thể tiếp cận vay vốn từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ với lãi suất nhẹ nhàng hơn so với lãi suất vay trong nước. Vài DN đang làm tốt việc này. Thứ hai là các DN trong ngành cần tích cực hỗ trợ lẫn nhau, đẩy mạnh liên doanh liên kết. Thứ ba, về giải pháp thị trường, chúng tôi khuyến cáo các DN trong lúc này phải chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, nếu các DN tăng giá bán thức ăn thì đồng nghĩa là tự… giết mình".

Ông Lịch cũng nhấn mạnh, về lâu dài, cần đẩy mạnh liên kết giữa DN sản xuất TĂCN với các trang trại, gia trại thành một chuỗi gắn bó, bền vững để hướng tới sản xuất khép kín; cần đẩy mạnh hệ thống bán lẻ tới vùng sâu, vùng xa… "Hiện nay, chúng ta chưa tổ chức được mạng lưới bán lẻ ở thị trường nông thôn, trong khi đó, sản phẩm TĂCN của Tập đoàn CP Group (Thái Lan) đang len lỏi khắp các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của nước ta. Thật đáng buồn là hiện nay ngành chức năng không có ai nghiên cứu về việc này, khâu phân phối sản phẩm TĂCN vẫn để cho thương lái, DN, đại lý tự tổ chức…", ông Lịch nói.

Theo ktnt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,651
  • Tổng lượt truy cập90,868,044
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây