Học tập đạo đức HCM

Tự tin làm giàu sau khi học nghề

Thứ hai - 06/08/2012 22:37
Dạy nghề nông dân có nhu cầu và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương là một trong những tiêu chí được Trung tâm Học tập cộng đồng xã Ia Hiao (Phú Thiện - Gia Lai) chú trọng thời gian qua. Sau 2 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã đào tạo hàng ngàn học viên là con em người dân trong và ngoài xã. Học nghề xong, nhiều học viên đã tự tin đầu tư mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên khá - giàu.
 
Vườn cà cho năng suất cao hơn sau khi ông Thắng áp dụng kiến thức đã học vào chăm sóc.

Lớp học miễn phí

Ông Lê Minh Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Học tập cộng đồng xã Ia Hiao cho biết: "Ban giám đốc đã xác định, cần phải đào tạo những nghề phù hợp với thực tế địa phương và nhu cầu của người dân".

Ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm đã liên kết với Trường Trung cấp nghề AyunPa dạy các nghề như: trồng rau sạch, trồng nấm rơm, lái xe mô tô, hàn xì, thú y… Do phù hợp với nhu cầu của người dân nên ngay từ khóa đầu tiên, các lớp học đã thu hút khá đông học viên, trong đó 40% là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Có học viên cách xa Trung tâm 10-20km nhưng vẫn theo học đầy đủ. Điển hình như lớp học trồng nấm rơm, lúc đầu chỉ tuyển 35 học viên nhưng đã có 115 người đăng ký học, trong đó có 10 học viên đến từ các xã khác. Các lớp học đều diễn ra vào buổi tối, thực hành buổi sáng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Kết thúc khóa học, học viên phải trải qua kiểm tra sát hạch, nếu đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận nghề.

Tham gia các lớp học tại Trung tâm, học viên không mất bất cứ khoản chi phí nào, bù lại còn được hỗ trợ 7.000 đồng/người/ngày; riêng học viên thuộc diện hộ nghèo, ĐBDTTS, chính sách được hỗ trợ 15.000 đồng/người/ngày. Ông Nguyễn Quang Tâm, Phó chủ tịch UBND xã Ia Hiao chia sẻ: "Xã có 1.321 hộ với hơn 7.300 khẩu, trong đó ĐBDTTS chiếm gần 70%, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do còn thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi theo học tại trung tâm học tập cộng đồng, người dân đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn".

Dạy theo nhu cầu

Là người áp dụng có hiệu quả kiến thức học được sau lớp học trồng rau sạch K3 vào giữa năm 2010, ông Nguyễn Đồng Thắng ở thôn Tân Phú B cho biết: "Trước đây, gia đình chỉ biết trồng rau tự phát, quy mô nhỏ và theo kinh nghiệm. Sau khi được tham gia lớp học, tôi đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc nên năng suất, chất lượng rau tăng đáng kể".

Bên cạnh đó, do nắm bắt được hoàn cảnh và tâm lý của nông dân, trong đó đa phần là ĐBDTTS không có giấy phép lái xe (GPLX) nên Trung tâm đã mở các lớp học cấp GPLX, thu hút hàng trăm học viên tham gia, trong đó 70% là ĐBDTTS. Lớp học đã tạo điều kiện cho học viên có hoàn cảnh khó khăn tham gia tìm hiểu pháp luật khi tham gia giao thông và được cấp GPLX sau khi thi cả hai phần lý thuyết và thực hành.

Tương tự, tại lớp học công nhân phục vụ thủy điện, được đào tạo vào giữa năm 2010, sau khi hoàn thành chương trình, phần lớn các học viên được tiếp nhận vào làm công nhân cho Công ty 105 với mức lương trung bình 6 triệu đồng/người/tháng.

Ông Phạm Quốc Đăng, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Thường xuyên huyện Phú Thiện đánh giá: "Trung tâm Học tập cộng đồng Ia Hiao đã có cách bố trí, sắp xếp nhân lực khá phù hợp. Trong đó, đội ngũ giáo viên đều là những người có chuyên môn, từng là cán bộ cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nghỉ hưu… Nhờ đó, Trung tâm ngày càng hoạt động đúng hướng, nội dung giảng dạy hợp lý và luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân…".

Nguyễn Kim
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại805,048
  • Tổng lượt truy cập90,868,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây