Học tập đạo đức HCM

Đừng thờ ơ với chỉ dẫn địa lý nông sản

Thứ hai - 29/06/2015 05:57
Sau 10 năm Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ra đời, đến nay, Việt Nam mới có hơn 40 nông sản, sản phẩm chế biến, làng nghề được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL).
Đặc sản nhãn muộn Đại Thành, huyện Quốc Oai. Ảnh: Quang Thiện
Đặc sản nhãn muộn Đại Thành, huyện Quốc Oai. Ảnh: Quang Thiện
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc chậm trễ xây dựng CDĐL sẽ khiến cho nhiều mặt hàng nông sản đặc sản có nguy cơ mất thị trường.
Quá chậm trễ
CDĐL là dấu hiệu được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể, đồng nghĩa với việc sản phẩm đã được "chỉ mặt, đặt tên" và đảm bảo uy tín cao trên thị trường. Do đó, việc đăng ký CDĐL cho nông sản sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, thậm chí có trường hợp giá bán sản phẩm tăng gấp đôi. Câu chuyện về quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái như một minh chứng cho điều đó. Sau khi có CDĐL từ tháng 1/2010, do có sự phát triển mạnh mẽ về thị trường, diện tích trồng quế toàn huyện đã được mở rộng, đạt khoảng 23.000ha, sản lượng cành quế đạt 54.000 tấn/năm, tinh dầu 280 tấn/năm. Ông Nguyễn Văn Tám - Phó Chủ tịch Hội Sản xuất, chế biến và kinh doanh quế Văn Yên cho biết, trước khi có CDĐL, giá vỏ quế là 11.000 đồng/kg nhưng hiện nay đã tăng lên 38.000 - 40.000 đồng/kg; giá tinh dầu quế tăng từ 250.000 đồng/kg lên 500.000 - 550.000 đồng/kg.
Lợi ích đã nhìn thấy rõ, song không phải sản phẩm nào cũng may mắn được đăng ký bảo hộ CDĐL sớm như quế Văn Yên. Theo Cục SHTT (Bộ KH&CN), hiện nay, cả nước có trên 800 nông sản đặc sản nhưng mới có 46 sản phẩm được đăng ký bảo hộ CDĐL, trong đó chỉ duy nhất sản phẩm nước mắm Phú Quốc được đăng ký bảo hộ CDĐL ở nước ngoài. Đây là một hạn chế lớn của sản xuất nông nghiệp nước ta, mặc dù hành lang pháp lý về vấn đề này đã được gợi mở từ rất sớm với Luật Dân sự 1995 và đặc biệt là Luật SHTT 2005. Hệ quả của sự chậm trễ này cũng thấy rõ trên thực tế khi nước mắm Phú Quốc bị một công ty của Hongkong (Trung Quốc) đăng ký; rồi tiếp đó là cà phê Buôn Ma Thuột cũng bị một công ty của Trung Quốc nhanh tay "nẫng mất" kéo theo những thương vụ lùm xùm về pháp lý kéo dài. "Không chỉ các nhãn hiệu hàng hóa mà hiện nay, tình trạng xâm phạm CDĐL cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều" - một chuyên gia trong lĩnh vực này cảnh báo.
Cẩn thận “vết xe đổ”!
Theo ông Trần Hữu Nam - Phó Cục trưởng Cục SHTT, CDĐL là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Để được công nhận một CDĐL, sản phẩm sản xuất tại vùng đó phải có tiêu chuẩn, đặc điểm thổ nhưỡng và yêu cầu cao. Gần đây, vải thiều tại Bắc Giang, Hải Dương đã được xuất khẩu sang Mỹ, Australia và một số nước, được người tiêu dùng nước ngoài đánh giá cao. Tuy nhiên, theo ông Nam, nếu các địa phương không nhanh chóng đăng ký CDĐL cho vải thiều thì nguy cơ lặp lại "vết xe đổ" của cà phê Buôn Ma Thuột có thể xảy ra khi mà thị trường xuất khẩu vải thiều ngày càng rộng mở.
Hiện nay, thủ tục đăng ký CDĐL trong nước và quốc tế khá thuận lợi với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như các bộ, ngành. Đặc biệt, Cộng đồng châu Âu cũng rất ủng hộ và miễn phí hoàn toàn lệ phí đăng ký CDĐL các sản phẩm vào thị trường này. Đây cũng là một trong những yêu cầu được đưa vào nội dung đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Điều này cho thấy, việc đăng ký CDĐL cho nông sản đã trở thành một yêu cầu tất yếu trong tiến trình hội nhập sâu vào khu vực và thế giới.
Một hạn chế lớn nhất của nông sản Việt Nam là nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về bao gói, chế biến, chứng nhận chất lượng của Nhà nước nên chưa được đăng ký CDĐL. Không ít sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang các nước vẫn dưới dạng thô, chưa qua chế biến nên giá trị sản phẩm chưa cao và độ "phủ sóng" tới người tiêu dùng nước ngoài còn hạn hẹp. Bởi vậy, theo ông Nam, các địa phương, hiệp hội ngành hàng nông sản cần quan tâm nhiều hơn nữa tới việc đăng ký CDĐL cho sản phẩm của vùng, địa phương mình. Đồng thời, đẩy mạnh cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. 
Tầm quan trọng của CDĐL là cho chúng ta biết sản phẩm xuất xứ từ đâu, cách thức chế biến như thế nào và nông thôn ở đó phát triển ra sao. Tiềm năng, giá trị của CDĐL mang lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn nên cần phải có sự quan tâm thích đáng tới vấn đề này.
Ông Remi Genevey Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam
Thiên Tú
Theo: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Hôm nay63,153
  • Tháng hiện tại768,266
  • Tổng lượt truy cập90,831,659
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây