Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở An Hòa

Thứ hai - 29/06/2015 20:33
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng và chuyên canh, những năm qua, người dân xã An Hòa (Tam Dương) đã mạnh dạn đầu tư và đưa nhiều giống cây, con mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, nổi bật là hiệu quả từ mô hình trồng dưa chuột và chăn nuôi gia cầm đã giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu, xóa đói giảm nghèo. Góp phần tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Là xã thuần nông của huyện Tam Dương nên từ nhiều năm qua, kinh tế của xã chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính với tổng diện tích gieo trồng khoảng trên 440 ha. Trước đây cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của xã chỉ có cây lúa và thu nhập phụ thuộc chính vào cây lúa, nhưng những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên sản xuất lúa lúc thì gặp mưa úng, lúc gặp hạn hán thiếu nước tưới nên năng suất lúa không ổn định dẫn đến giá trị thu nhập từ cây lúa cũng ngày càng giảm. Trước tình hình đó, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi thời vụ nhằm tăng năng suất và nâng cao thu nhập cho người dân.
Đồng chí Bùi Văn Tạo, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa khẳng định: Để nâng cao hiệu suất sử dụng đất, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi thời vụ, lựa chọn một số cây trồng thế mạnh để đầu tư sản xuất. Một trong những cây trồng mới và đem lại hiệu quả thu nhập cao cho người dân xã An Hòa trong những năm trở lại đây phải kể đến cây dưa chuột. Qua thực tế kiểm tra, đánh giá hiệu quả từ trồng dưa chuột cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng truyền thống khác và dưa chuột là loại cây trồng rất phù hợp và thích nghi với chất đất ở xã. Khởi điểm từ những năm 1990 dưa chuột chỉ được trồng ở một số thôn như: Ngọc Thạch 1, Ngọc Thạch 2, Phương Lâu và Nội Điện. Đến nay, diện tích trồng dưa chuột đã nhân ra toàn xã với trên 100 ha và sẽ còn tiếp tục tăng. Với ưu điểm thơm, giòn, ngọt, nhiều nước, cây dưa chuột đang được coi là cây trồng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hàng trăm hộ dân ở xã.
 
 
Nông dân An Hòa trao đổi kinh nghiệm trồng dưa chuột (ảnh minh họa)

Ông Đào Văn Bộ, cán bộ phụ trách nông nghiệp và phát triển nông thôn của xã cũng cho biết: Theo kinh nghiệm của người dân trong xã, một “vòng quay” của đất sẽ là: Dưa xuân- ngô (ngô ngọt hoặc ngô nếp)- lúa mùa sớm-dưa Đông và rau màu tết. Khi cây dưa chuột ngoài đồng sắp tàn cũng là lúc bầu ngô được làm sẵn ở nhà chỉ chờ được đem ra đồng. Và khi cây ngô sắp được thu hoạch thì mạ nền đã sẵn sàng cho một vụ mùa sớm…cứ như vậy luân canh, gối vụ để một năm cho người dân có thể gieo trồng từ 4-5 vụ và thu lãi cả trăm triệu đồng trên một hecta đất canh tác. Để người dân có thu nhập cao từ trồng trọt, xã đã chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân thực hiện xen canh, gối vụ các loại cây ngắn ngày và dài ngày. Hiện tại, trên địa bàn xã đã có tới trên 100 ha đất sản xuất được người dân thâm canh 5 vụ/năm. Các cây trồng cho năng suất, chất lượng cao được người dân gieo trồng trên diện rộng như: Dưa chuột, dưa lê, bí xanh, cà chua, ớt xuất khẩu... Nhờ đó, thu nhập của người dân trong xã cũng được nâng lên rõ rệt. Trung bình mỗi sào dưa chuột cho thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng, nếu được giá có thể lên tới trên 10 triệu đồng, mỗi sào ngô ngọt cho nhu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng, các loại rau màu cũng thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng/sào. Trừ các khoản chi phí, một năm người dân có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/sào, tương đương khoảng 250 - 300 triệu đồng/ha cao hơn từ 3-4 lần so với trồng lúa chuyên canh.
Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đảng ủy, UBND xã cũng đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển mô hình chăn nuôi gia trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Hiện tại, trên địa bàn xã An Hòa đã hình thành hàng trăm gia trại chăn nuôi gia cầm, gia súc kết hợp với chăn nuôi thuỷ sản bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình gia trại tổng hợp VAC chiếm trên 80%. Đây là loại hình chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy sản và trồng trọt nhằm tận dụng tối đa các phụ phẩm từ chăn nuôi để phục vụ trồng trọt và chăn nuôi thủy sản. Các gia trại tổng hợp có ở hầu hết các thôn trong xã, trong đó tập trung nhiều ở một số thôn như: Nội Điện, Hương Đình, Ngọc Thạch 2, Phương Lâu... Các giống vật nuôi chủ yếu được người dân đầu tư chăn nuôi gồm: Gà Ai Cập đẻ trứng, lợn siêu nạc thành phẩm, bò sinh sản.... Qua điều tra đánh giá thống kê của xã, giá trị sản xuất bình quân của mỗi gia trại trong xã đạt từ 50-100 triệu đồng/năm, cá biệt có gia trại thu nhập đạt từ 200-500 triệu đồng/năm, cao hơn gấp nhiều lần so làm nông nghiệp truyền thống.
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xã An Hòa thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội ở An Hòa tiếp tục có bước phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm ( 2010-2015) đạt 38,7%, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 21,9 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo từ 16,93% (năm 2010) đã giảm xuống còn 4,72% (năm 2015). 
Có thể khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng cánh đồng có giá trị trên 50 triệu đồng/ha ở xã An Hòa thời gian qua đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Theo: nnptntvinhphuc.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Hôm nay62,672
  • Tháng hiện tại767,785
  • Tổng lượt truy cập90,831,178
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây