Học tập đạo đức HCM

Gieo cấy lúa hàng rộng – hàng hẹp

Chủ nhật - 19/04/2015 22:44
Gieo cấy hàng rộng - hàng hẹp, mỗi lần nhổ cỏ, phun thuốc, bà con tha hồ lội ruộng. Bông lúa vừa to, hạt vừa chắc lại giảm sâu bệnh
* Lợi đơn lợi kép "Chúng tôi tính sau khi thu xong vụ xuân sẽ để nguyên lấy lúa chét vụ mùa. Đến vụ đông, chỉ cần móc đất ở hàng rộng gieo hạt ngô, hạt bí là xong. Như thế rất chủ động về cơ cấu mùa vụ", đó là chia sẻ của ông Trần Thanh Hoài, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hải Tân (huyện Hải Hậu, Nam Định), khi tham gia mô hình khai thác hiệu ứng biên bằng phương pháp gieo cấy lúa hàng rộng – hàng hẹp. Một thay đổi, nhiều ích lợi ThS. Nguyễn Xuân Dũng, PGĐ Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện KHNN Việt Nam), chia sẻ: Canh tác lúa hàng rộng – hàng hẹp có rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm được lượng giống gieo, cây lúa sinh trưởng và phát triển khoẻ ngay từ giai đoạn đầu nên đẻ nhánh khoẻ, số bông/m2 tăng, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao. Đặc biệt do cấy hàng rộng, hàng hẹp nên tất cả các cây lúa, hàng lúa đều nhận được ánh sáng tốt để quang hợp, cây lúa sinh trưởng phát triển và có sức sống tốt nên khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn phương pháp cấy cũ nhất là bệnh khô vằn. Đặc biệt nhờ sự thông thoáng giữa các hàng lúa, trong ruộng lúa mà các hộ dễ dàng chăm bón, làm cỏ tốt hơn. Trên cơ sở đó, từ vụ xuân 2014 đến nay, Trung tâm đã phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Nam Định thực hiện đề tài “Nghiên cứu và xây dựng mô hình khai thác hiệu ứng hàng biên bằng phương pháp gieo cấy lúa hàng rộng – hàng hẹp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”. Tại các mô hình, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Trung tâm, nông dân thực hiện 5 công thức gieo cấy: 1- hàng cách hàng 18 cm (đối chứng); 2- hàng rộng (33cm), hàng hẹp (11 cm); 3 - hàng rộng (33 cm), hàng hẹp (22 cm); 4- hàng rộng (44 cm), hàng hẹp (11 cm); 5 - hàng rộng (36 cm), hàng hẹp (18 cm). Kết quả thí nghiệm trong vụ xuân và vụ mùa năm 2014 (đối với 2 giống lúa Bắc thơm 7 và Thái Xuyên 111) tại hai điểm thuộc xã Hải Tân và Hải Trung cho thấy, vụ xuân 2014, giống lúa Bắc thơm 7 cấy với khoảng cách hàng rộng hàng hẹp 33:11 cho năng suất cao nhất trong các công thức thí nghiệm, đạt 63,8 tạ/ha ở Hải Trung và 63,7 tạ/ha ở Hải Tân (cao hơn công thức đối chứng 18: 18 lần lượt là 11% và 10,2%). Các công thức thí nghiệm cấy hàng rộng – hàng hẹp đều nhiễm sâu bệnh nhẹ hơn với công thức đối chứng. Một số loại sâu bệnh hại chính như bạc lá, khô vằn, đạo ôn, sâu đục thân, sâu cuốn lá và rầy nâu chỉ từ 1 – 3 điểm và khoảng cách cấy càng thưa thì khả năng hạn chế sâu bệnh càng tốt. Trong vụ mùa 2014, công thức 33:11 vẫn cho năng suất đạt cao nhất trong các công thức thí nghiệm ở mức có ý nghĩa. Cụ thể, tại Hải Trung đạt 54,2 và tại Hải Tân đạt 53,6 tạ/ha. Đối với giống lúa Thái Xuyên 111, công thức cấy 33:11 đạt năng suất thực thu cao nhất trong các công thức thí nghiệm với độ tin cậy 95%. Mở ra hướng canh tác mới Ông Trần Thanh Hoài, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hải Tân chia sẻ, qua 3 vụ sản xuất, thử rất nhiều công thức cấy hàng rộng – hàng hẹp khác nhau, HTX rút ra được bài học kinh nghiệm rằng công thức cấy khoảng cách 33 : 11, mật độ 40 khóm/m2 với lúa thuần hoặc 35 khóm/m2 với giống lúa lai cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhất. Do tận dụng tốt hiệu ứng hàng biên, cây lúa nhận được nhiều ánh sáng quang hợp hơn nên sinh trưởng tốt, khỏe và cho năng suất khá hơn. Bên cạnh đó, tính ưu việt dễ nhận thấy nhất là hạn chế sâu bệnh như đạo ôn, khô vằn, rầy và sâu cuốn lá. Nhờ có những hàng rộng, bà con có thể làm lúa chét rồi trồng cây vụ đông. Thăm khu ruộng không sâu bệnh của gia đình, chị Phạm Thị Bưởi, đội 2, xã Hải Tân, khẳng định cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp chắc chắn hiệu quả hơn cách cấy truyền thống. Bắc thơm 7 đạt 2,1 tạ/sào ở vụ xuân; Bắc thơm 7 kháng bạc lá đạt 1,8 tạ/sào ở vụ mùa. Chị dự định vụ mùa tới sẽ làm mô hình lúa chét, kết hợp với sản xuất vụ đông sớm. Cũng giống như bà Bưởi, chị Phạm Thị Len, đội 15, xã Hải Trung, tham gia mô hình cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp từ vụ xuân năm 2014 với diện tích 2 sào, đến năm nay đã tăng lên 5 sào. Thấy dân đồng tình tham gia áp dụng chuyển đổi công thức cấy truyền thống sang công thức cấy hàng rộng, hàng hẹp, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hải Trung Nguyễn Ngọc Toản chia sẻ: “Thấy công thức cấy hàng rộng, hàng hẹp hiệu quả thì người dân ủng hộ thôi mà”
Theo NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập396
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm393
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,851
  • Tổng lượt truy cập90,880,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây