Học tập đạo đức HCM

Xây dựng các mô hình kinh tế chất lượng cao ở thị xã Sầm Sơn

Chủ nhật - 19/04/2015 11:20
Do đặc thù hoạt động du lịch theo mùa nên một nửa thời gian trong năm đa số lao động trên địa bàn thị xã Sầm Sơn không có việc làm hoặc ít việc, có việc nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Trước thực tế đó, hội nông dân thị xã đã xây dựng các mô hình kinh tế chất lượng cao, thu hút lao động để hội viên có việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống.
Phường Trung Sơn có 936 hội viên nông dân, đã có tới 70% hộ sản xuất,  lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Ngay ngư dân thời gian thu nhập chính cũng là mùa hè - mùa du lịch. Vì vậy, hết thời vụ, rất nhiều hội viên không có việc làm. Được sự hỗ trợ của hội nông dân thị xã cùng các cấp chính quyền, hội nông dân phường đã triển khai xây dựng mô hình kinh tế và nhân rộng với quy mô sản xuất hàng hóa, có sử dụng nhiều lao động. Gia đình anh Hoàng Thăng Vích, ở khu phố Bắc Kỳ, có nghề chế biến nước mắm từ lâu đời, được hội nông dân thị xã hỗ trợ về vốn vay đã tham gia giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh bạn, mở rộng thị trường. Trước kia do thiếu vốn, gia đình anh sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhân dân trong khu vực và đi bán dạo. Năm 2010, thông qua tín chấp của hội, anh vay 50 triệu đồng đầu tư mở rộng sản xuất, đến nay hàng hóa của gia đình anh đã có mặt ở khắp các địa phương trong cả nước, kể cả những nơi vốn có nghề làm nước mắm nổi tiếng. Với việc mỗi năm chế biến trên 200 tấn cá nguyên liệu, trừ chi phí, anh thu lời trên 400 triệu đồng, tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ với mức thu nhập 5,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Là người gắn bó với thị trường du lịch lâu năm, anh Vích cho biết, cứ nhìn vào việc thuê thêm lao động ở gia đình anh đã hình dung ra việc thu hút lao động thời vụ. Hiện phường Trung Sơn có 230 hộ là các gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi, đều làm nghề, mỗi hộ có thu nhập bình quân 150-180 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 3 đến 5 lao động với mức lương 4,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Đây là lực lượng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và giải quyết việc làm. Còn ở phường Trường Sơn, trong số 820 hộ nông dân đã có đến 420 hộ làm nghề kinh doanh dịch vụ, chế biến hải sản. Hiện tại chưa vào mùa du lịch nhưng các hộ này đang tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động trở lên với mức thu nhập khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, mỗi tháng nông dân lao động phổ thông tại đây đã làm ra khoảng trên 7 tỷ đồng, đây là một con số không nhỏ. Gia đình anh Lê Nhữ Thành, hộ làm nghề thủ công mỹ nghệ, chuyên chế tác các loại ốc biển phục vụ khách du lịch là một điển hình. Năm 2005, khi đang sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là phục vụ mấy cửa hàng lưu niệm, tình cờ trong một lần tham gia sinh hoạt chi hội nông dân được giới thiệu giao lưu với nông dân cùng làm nghề ở tỉnh Bình Định, anh đã học hỏi được chút kinh nghiệm và liên kết lấy thêm nguyên liệu của vùng biển phía Nam. Bên cạnh đó, anh được hội nông dân thị xã động viên, hỗ trợ vay 30 triệu đồng tiền vốn để mở rộng sản xuất. Do chủ động nguyên liệu và mặt hàng đa dạng về chủng loại nên anh nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, không những ở Sầm Sơn mà còn vươn tới các điểm du lịch khác ở Hà Nội, Hải Phòng... Mở rộng thị trường, hàng hóa nhiều nên lao động tăng lên đáng kể. Hiện tại, anh tạo việc làm cho 20 lao động thường xuyên và 30 lao động thời vụ với mức thu nhập từ 3 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Ông Cao Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy phường Trường Sơn, nhận xét: Cách tổ chức sinh hoạt và xây dựng mô hình của hội nông dân phường rất thực tế và hiệu quả, hoạt động này đang góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Hội viên nông dân không còn tình trạng hết mùa hết việc như trước kia.
Điều kiện để nông dân mở rộng sản xuất như vốn vay, tập huấn kỹ thuật luôn được các cấp hội nông dân thị xã quan tâm, coi đây là giải pháp quan trọng để nông dân phát triển sản xuất bền vững. Năm 2014, toàn thị xã có 2.300 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11% (năm 2013) xuống 4,9% (năm 2014).
 
Bài và ảnh: Lê Tuấn Anh
(Hội Nông dân tỉnh)
Theo baothanhhoa.vn
 Tags: có việc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,163
  • Tổng lượt truy cập90,882,556
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây