Học tập đạo đức HCM

Giữ lửa cho làng nghề 900 tuổi

Thứ hai - 17/08/2015 22:28
Không chỉ giữ nghề cho mình, các nghệ nhân ở làng Tống Xá (xã Yên Xá, huyện Ý Yên, Nam Định) còn nỗ lực truyền nghề, truyền lửa đam mê cho những thế hệ tiếp theo ở làng nghề đúc đồng có tuổi đời xấp xỉ 900 tuổi.

Đi học cũng có thu nhập

Nằm sâu trong ngõ nhỏ là xưởng sản xuất của anh Trần Văn Toàn. Trong xưởng, người nhào đất, người đắp khuôn, người vẽ hoa văn, tiếng máy mài, tiếng đánh thẩm âm khuấy động cả  vùng. Sinh năm 1982, anh Toàn là một trong những nghệ nhân đúc đồng trẻ tuổi nhất xã. Anh Toàn tâm sự: “Tổ tiên, gia đình tôi gắn bó với nghề đúc đồng gần 900 năm. Tôi học nghề từ cha ông, sau khi thành thạo, tôi bắt đầu tách ra làm riêng”.

Giữ lửa cho làng nghề 900 tuổi - 1

Anh Nguyễn Văn Tình (trái) và ông Hà Quang Khải - Chủ tịch Hội ND xã Yên Xá tại xưởng của anh Tình.  Ảnh: Thu Hà

Cơ sở của anh Toàn sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như trống đồng, đồ thờ, đồ gia dụng… với doanh thu từ 2,5 – 3 tỷ đồng/năm. Hiện xưởng đúc đồng của anh Toàn đang tạo việc làm cho 15 lao động với mức lương bình quân 4,5 triệu đồng/tháng. “Công nhân của chúng tôi khi học nghề cũng có lương, mỗi người đảm nhận một công đoạn đúc đồng”- anh Toàn chia sẻ thêm.

Anh Đỗ Văn Thuấn (20 tuổi, Tống Xá) công nhân làm việc tại xưởng của anh Toàn chia sẻ: “Nhà nghèo nên học hết cấp hai, tôi nghỉ học. Không có nghề trong tay đi xin việc ở đâu cũng khó. May mắn tôi được cơ sở anh Toàn nhận dạy nghề. Tôi vừa học nghề, vừa phụ việc đúc đồng trong xưởng. Hiện tôi đang phụ trách công việc đắp khuôn với mức lương 6 triệu đồng/tháng”. Tới thăm Công ty TNHH Cơ khí đúc Nam Ninh do anh Nguyễn Văn Tình làm giám đốc, ngay từ phía ngoài công ty chúng tôi đã thấy đồ đồng được bày với đủ kiểu dáng, mẫu mã bắt mắt. Xưởng đang đỏ lửa, công nhân hối hả làm việc. Anh Tình dẫn chúng tôi đi thăm xưởng và giới thiệu, tất cả các công đoạn đúc đồng từ bắt đầu tạo mẫu, tạo khuôn… đến hoàn thiện sản phẩm như khảm đồng, làm màu đều là những người thợ có kinh nghiệm. Mỗi khâu phải đảm bảo quy trình nghiêm ngặt, chỉ cần sai sót nhỏ của bất kỳ phần nào, coi như mẻ ấy bỏ đi. Anh Tình cho biết: “Tôi thường xuyên tổ chức dạy nghề tại công ty. Học xong các em có thể làm việc tai công ty”.

Hiện công ty anh Tình có 40 lao động (trong đó có 15 lao động địa phương, còn lại là lao động ở các xã khác) với mức lương 4 – 6 triệu đồng/tháng/người”.

Xuất sang hơn 70 nước

"  Đúc đồng là nghề vô cùng vất vả, không phải ai cũng theo được. Nghề đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và sự kiên nhẫn, tỉ mỉ cùng một tâm hồn tinh tế mới có thể cho ra đời những bức tượng đồng có thần thái từ ánh mắt, cử chỉ, động tác của nhân vật tượng”. 
Anh Trần Văn Toàn

 

 

Ông Hà Quang Khải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Xá cho biết, nghề đúc đồng ở Tống Xá có từ cuối thế kỷ 12, đã xấp xỉ 900 tuổi. Thuở xưa, bà con làng Tống Xá chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương. Ngày nay, sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng với những bức tượng Phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc... Hiện toàn xã có gần 250 cơ sở đúc đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 2.000 lao động với thu nhập từ 3 – 6,5 triệu đồng/tháng. Năm 2014, tổng doanh thu của làng nghề đạt gần 1.500 tỷ đồng, chiếm hơn 95% GDP toàn xã. Không chỉ tiêu thụ trong nước, sản phẩm đúc đồng của làng nghề đã xuất sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Cũng theo ông Khải, từ khi sinh ra, hầu hết người dân Tống Xá đã gắn bó với nghề đúc đồng. Nghề đúc đồng ở Tống Xá chủ yếu là do người đi trước truyền lại cho người đi sau, ai có nhu cầu học nghề đến các cơ sở đúc đồng vừa học nghề vừa thực hành tại chỗ. Để đáp ứng với yêu cầu của thị trường, các nghệ nhân đúc đồng trong làng liên tục sáng tạo ra các mẫu mã mới. Nhờ đó, nghề đúc đồng trong làng vừa giữ được nét truyền thống lại có thể thích ứng được với thị trường, không bị lạc hậu, mai một.

Để giúp làng nghề phát triển, UBND xã Yên Xá đã dành hơn 6ha đất quy hoạch thành cụm làng nghề tập trung. Ông Nguyễn Văn Khanh - Chủ tịch Hiệp hội Đúc đồng Tống Xá nhận xét: “Việc làm này đã tạo điều kiện phát triển cho làng nghề, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút được nhiều lao động có tay nghề và tránh ô nhiễm môi trường”.

Theo ông Khải, hàng năm, Hội Nông dân xã đều đứng ra tín chấp ngân hàng giúp các hội viên vay vốn sản xuất, có thêm cơ hội làm ăn. 

Thu Hà
Theo: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay32,663
  • Tháng hiện tại900,174
  • Tổng lượt truy cập90,963,567
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây