Nông sản vượt chỉ tiêu
Về cây trồng, 6 tháng đầu năm 2015, diện tích cây vụ đông tăng 10,52% so với cùng kỳ năm trước, đạt 50.118ha. Trong đó một số cây trồng chủ yếu như: Ngô: 10.581 ha (tăng 17,17% so với kế hoạch), đậu tương 18.137 ha, rau các loại: 14.754 ha. Kết quả sản xuất vụ xuân toàn thành đạt: 124.117 ha (trong đó diện tích lúa đạt 99.812 ha), năng suất lúa thu hoạch ước đạt 60,87 tạ/ha, sản lượng ước đạt 607.556 tấn.
Tính đến ngày 30.6.2015, diện tích gieo mạ mùa đạt 4.919 ha, diện tích làm đất đạt 90.487 ha, toàn thành phố đã cấy được 654.830 ha, đạt 66% kế hoạch. Theo kế hoạch, diện tích gieo cấy lúa mùa năm 2015 là 98.487 ha.
Về chăn nuôi, Sở NNPTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trong khối chăn nuôi, thú y phối hợp với các quận huyện, thị xã các hộ chăn nuôi tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, buôn bán động vật và sản phẩm động vật, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Nhiều “nút thắt” cần phải gỡ
Trong khi sản lượng nông sản vụ đông xuân tăng trưởng khá, thì một số công tác khác như công tác đề điều phòng chống lụt bão, nước sạch vệ sinh nông thôn chưa đạt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, đối với công tác phòng chống lụt bão: Mặc dù TP đã hoàn thành công tác kiểm tra, đánh giá hệ thống đê kè và công trình thuỷ lợi trước mùa mưa bão, úng; tu bổ, sửa chữa các hạng mục công trình phòng chống lũ, tu sửa máy móc, thiết bị các trạm bơm tiêu, đảm bảo vận hành hết công suất trong mùa mưa bão; duy tu bảo dưỡng đê điều, đồng thời triển khai thực hiện các dự án chống sạt lở bờ sông đảm bảo an toàn phòng chống bão, lũ, thiên tai. Nhưng nhiều vụ vi phạm hành lang đê điều vẫn còn phổ biến và chưa được xử lý triệt để. Trong đó, 6 tháng đầu năm, đã phát sinh 174 vụ vi phạm pháp lệnh về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, nhưng chỉ mới 12 vụ được xử lý.
Về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn: Mặc dù con số của ngành nông nghiệp thành phố đưa ra là 94,19% tỉ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Nhưng thực tế, chỉ mới có 36,6% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của ngành y tế. Nhiều công trình nước sạch nông thôn còn “đắp chiếu” do thiếu kinh phí. Một số địa phương như Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì… còn thiếu nước sạch sinh hoạt.
Ngoài ra, một số chỉ tiêu còn đạt thấp như: Tỉ lệ địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, tỉ lệ nợ xây dựng cơ bản còn cao...
Trước một số mặt chưa đạt chỉ tiêu đề ra, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội - ông trần Xuân Việt, cho biết: Từ nay đến cuối năm, diễn biến thời tiết còn nhiều bất thường, ngành nông nghiệp TP cần chủ động dự đoán tình huống để có thống kê và đưa ra những phương án điều tiết nước hợp lý đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. Các đơn vị cũng cần tích cực tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, rà soát lại chương trình đề án đã được cấp kinh phí, điều chỉnh hợp lý các đề án chương trình, tránh việc đầu tư vốn không hợp lý, thiếu hiệu quả. Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt cũng đặc biệt lưu ý các huyện, thị xã cần đánh giá đúng thực trạng vi phạm đê điều để có phương án xử lý.
Theo laodong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã