Học tập đạo đức HCM

Trai làng vay tiền xây chợ cho thôn

Thứ sáu - 03/07/2015 05:38
Đó là anh Câu Hồng Luận ở thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận). Thấy người dân trong thôn nhiều năm liền phải vất vả mua bán hàng hóa ở chợ tự phát tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh môi trường, lòng anh Luận không yên. Sau nhiều tháng trằn trọc, anh quyết định đầu tư xây chợ cho người dân trong thôn.

Nghe tin anh quyết định đầu tư xây chợ, vợ anh và người thân, bạn bè cực lực phản đối. Nhưng khi được anh giải thích cặn kẽ ý nghĩa của việc mình làm, mọi người đã đồng ý và ủng hộ anh. Để có 500 triệu đồng xây chợ, ngoài số tiền tích góp được sau nhiều năm, anh phải vay mượn thêm từ người thân, bạn bè.

 

Trai lang vay tien xay cho cho thon
Anh Luận bên ngôi chợ do mình bỏ tiền xây dựng. Ảnh: Công Tâm. 
Đầu tháng 5.2014, anh khởi công xây chợ, đến đầu năm 2015 ngôi chợ khánh thành và đi vào hoạt động. Chợ được xây dựng khang trang trên diện tích 1.500m2, có nền xi măng cao ráo thoáng mát, phía trên che bằng tôn chắc chắn, xung quanh có tường bảo vệ và có hệ thống thoát nước.

 

Để giúp anh có tiền duy trì hoạt động của chợ, tiểu thương buôn bán tại đây đưa cho anh từ 5.000 – 6.000 đồng/người. Những tiểu thương có hoàn cảnh khó khăn anh nhất quyết không nhận tiền. Chị Cao Thị Hồng- một tiểu thương buôn bán trái cây tại chợ cho biết: Trước đây ở chợ tạm bợ, mùa mưa sình lầy nên chị và các tiểu thương khác không bán được hàng. Từ khi có ngôi chợ do anh Luận bỏ tiền xây dựng, việc buôn bán của các tiểu thương rất thuận lợi do khách hàng đến chợ rất đông.

Hiện chợ Lương Tri là nơi buôn bán của đồng bào người Chăm, Raglai và Kinh, hoạt động nhộn nhịp 3 buổi/ngày. Hàng hóa tại chợ rất phong phú, nhất là hàng nông sản. Anh Luận chia sẻ: “Tôi xuất thân trong một gia đình nghề nông nên tôi thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân, chỉ mong làm được một việc gì đó giúp bà con bớt khổ”.

Ông Bùi Văn Trong – Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn cho biết, từ khi chợ do anh Luận xây đi vào hoạt động, đời sống của người dân thôn Lương Tri có nhiều thay đổi tích cực. “Có được điều đó là do chợ giúp bà con thuận lợi trong việc buôn bán hàng hóa, các sản phẩm nông sản của người dân địa phương được tiêu thụ dễ dàng”- ông Trong nói.

Theo Danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay65,842
  • Tháng hiện tại360,886
  • Tổng lượt truy cập97,589,067
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây