Học tập đạo đức HCM

Góp tay đổi mới bộ mặt nông thôn

Thứ sáu - 07/02/2014 00:48
Từ việc hỗ trợ 20 xã nghèo khu vực TP.HCM, đến nay sinh viên các trường tại TP.HCM đã có nhiều công trình góp tay xây dựng nông thôn mới không chỉ ở TP mà còn các tỉnh khác trong cả nước.
Sân chơi thiếu nhi, làm đường giao thông, tặng nhà tình bạn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn, trồng nấm... là những công việc cụ thể mà sinh viên TP đã đem về ngoại thành. Không chỉ có sức trẻ và lòng nhiệt huyết, các bạn đã biết ứng dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn.
Sản phẩm... “made in sinh viên”

 

"Sinh viên tham gia xây dựng nông thôn mới quan trọng nhất là đóng góp sức trẻ, nhân lực chứ đừng lo lắng vì thiếu kinh phí. Các bạn nên suy nghĩ cách nào để nông dân, nông thôn TP chúng ta có thể cạnh tranh và phát triển tương đồng với nông dân khu vực khi chúng ta hình thành cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015"
Ông NGUYỄN VĂN HÒA 
(Hội Nông dân TP.HCM)

 

Đúng ngành học của mình, các sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM khá mát tay với việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Tại xã Đông Thạnh (Hóc Môn) từ vườn lan sẵn có của ông Nguyễn Văn Ba, các bạn giúp cập nhật thêm kỹ thuật mới trong chăm sóc loại hoa này. Trong lúc đó tại một ấp khác cũng của xã Đông Thạnh, nhiều sinh viên bộ môn công nghệ sinh học hướng dẫn bà con việc xử lý đất, ủ rơm và điều kiện chăm sóc để không phát sinh vi sinh, mầm bệnh và nấm lạ trong quá trình trồng nấm rơm.
Còn tại xã Tân Thạnh Tây (Củ Chi), những kỹ sư tương lai khoa nông học (ĐH Nông lâm TP.HCM) hỗ trợ bà con kỹ thuật trồng rau an toàn. Trên vườn rau của hộ nông dân Vũ Văn Cường tại ấp 2A, các bạn được dành một luống áp dụng theo kỹ thuật mới. Thay vì bón phân nhiều lúc rau sinh trưởng như ông Cường vẫn làm, các bạn áp dụng việc bón phân nhiều trước khi xuống giống, mật độ trồng cũng thưa hơn, bám sát tiêu chuẩn VietGAP mà các bạn được tập huấn.
Trong khi đó, sinh viên ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) được biết đến với hàng chục cây cầu, hàng trăm kilômet đường bêtông tại nhiều xã đang xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp. Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Bách khoa Đào Vũ Hoàng Nam cho biết ngoài các công trình ở tỉnh, sinh viên trường đã xây tặng một khu vui chơi thiếu nhi cho các bạn nhỏ tại xã Bình Lợi (Bình Chánh), sửa một số tuyến đường nông thôn cũng như tham gia sửa chữa, đi lại hệ thống điện gia đình cho nhiều nhà dân tại huyện Bình Chánh.
Mỗi trường tùy chuyên môn của mình lại có cách làm khác nhau để tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong chuỗi các hoạt động ấy, ngoài hoạt động văn hóa tinh thần, hỗ trợ tư vấn pháp luật, khám chữa bệnh miễn phí, điều tra dịch tễ học, đã có hàng trăm suất học bổng được tặng cho các bạn học sinh nghèo vượt khó, giúp các bạn tiếp tục đến trường. Nhiều ngôi nhà tình bạn được xây tặng cho nhiều hộ gia đình nghèo bằng chính sự đóng góp, tiết kiệm và cả công sức của sinh viên. Hay như ĐH Văn Lang đã vận động được sơn rồi tự thiết kế, trang trí lại ngôi trường mẫu giáo cho xã Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ).
Chờ chặng đường mới
Tham gia xây dựng nông thôn mới được xem là phần việc quan trọng trong các hoạt động của phong trào sinh viên TP.HCM. Chính vì vậy, đã có đề án vận động sinh viên tốt nghiệp về công tác tại các xã ngoại thành TP nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc nên chưa thể triển khai. Anh Trịnh Minh Cường (ĐH Văn Lang) cho rằng đề án này cần phải làm quyết liệt hơn vì “đây là cơ hội để đưa sinh viên về đóng góp cho ngoại thành, nhất là trong bối cảnh không ít bạn ra trường khó tìm được việc làm”. Theo anh Cường, cần phải có kế hoạch rất chi tiết chứ không chỉ làm như một phong trào, để kết quả thực chất và bền vững.
Chị Võ Thị Hoàng Oanh (Huyện đoàn Bình Chánh) cho rằng các bạn sinh viên đã đem về nông thôn nhiều ý tưởng mới cũng như hỗ trợ địa phương rất nhiều trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. “Chúng tôi đang rất cần và mong được các trường hỗ trợ thêm trong việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp, thành lập các câu lạc bộ học thuật và giúp học sinh tham quan thực tế tại các trường ĐH, CĐ” - chị Oanh đề nghị. Đây cũng là nhu cầu lớn mà huyện Nhà Bè mong được sinh viên hỗ trợ thêm thời gian tới.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được sinh viên thực hiện từ chính nhu cầu thực tế tại các địa phương các bạn hỗ trợ. Từ đó đã ra đời các mô hình cụ thể và chuyển giao để địa phương ứng dụng vào thực tế. Anh Võ Trung An (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đề xuất: “Hội Sinh viên TP nên có bộ phận làm cầu nối để nắm bắt và giới thiệu các nhu cầu, đặt hàng nghiên cứu của địa phương rồi chuyển cho các trường. Như vậy việc nghiên cứu sẽ sát sườn mà sinh viên cũng biết rõ mình có thể đóng góp được gì trong việc xây dựng nông thôn mới”.
Chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường khẳng định không yêu cầu sinh viên phải tham gia tất cả mà chỉ là những tiêu chí gần gũi và đúng chuyên môn của sinh viên như giáo dục, văn hóa, y tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Anh Cường đề nghị các huyện đoàn cần có đặt hàng cụ thể địa phương đang cần gì, mong được hỗ trợ gì chứ không nói chung chung để các trường thuận tiện xác định các đầu việc có thể làm. “Các trường nên giới thiệu rõ ưu thế, những mô hình đã làm được đến rộng rãi các xã nông thôn mới vì có thể nơi này không cần nhưng nơi khác lại đang có nhu cầu, sao cho việc tham gia xây dựng nông thôn mới của sinh viên TP đáp ứng nhu cầu địa phương, đạt hiệu quả tốt nhất” - anh Cường đề nghị.
QUỐC LINH
Nguồn tuoitre.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay32,929
  • Tháng hiện tại939,031
  • Tổng lượt truy cập91,002,424
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây