Học tập đạo đức HCM

HỘI THẢO "PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG" “Lột xác” ngành sản xuất lúa gạo

Thứ tư - 18/11/2015 20:51
LTS: Được sự đồng ý của lãnh đạo Quốc hội, để có đánh giá toàn diện về việc ban hành và thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông ngiệp; đồng thời đánh giá các phương thức, mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp thời gian tới, nhất là trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng, Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ NN-PTNN, Tỉnh ủy Bến Tre và Báo SGGP, tổ chức Hội thảo "Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững" vào ngày 1-12-2015 tại TP Bến Tre tỉnh Bến Tre. Để rộng đường dư luận, ghi nhận các ý kiến đóng góp, hiến kế về vấn đề quan trọng này, từ số báo này, ĐTTC trích đăng các tham luận sẽ được trình bày tại hội thảo.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về sản xuất lúa gạo của cả nước, vùng an ninh lương thực quốc gia, sản xuất và cung cấp hơn 25 triệu tấn lúa/năm (trên 50% tổng sản lượng cả nước). Nhờ ứng dụng giống mới, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến… đã góp phần tăng sản lượng, đáp ứng cho nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nghịch lý tồn tại dai dẳng: Thu nhập nông dân thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao và khả năng cạnh tranh hạt gạo thấp.

Nhận rõ yếu kém

Sản xuất lúa gạo nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng đến nay vẫn còn nhiều bất cập, nông dân trồng lúa là người nghèo nhất và gặp nhiều khó khăn nhất. Các khó khăn thách thức về sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL biểu hiện rõ qua các mặt:

 

Điểm bất cập lớn là ĐBSCL thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Toàn khu vực có gần 18 triệu người, trong đó có 10,5 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 58% dân số của vùng. Tuy nhiên, chỉ có 10,4% số người trong độ tuổi lao động (tương đương chỉ hơn 1 triệu người) đã qua đào tạo, một con số quá khiêm tốn. 



Kết quả nghiên cứu năm 2014



(Trường Đại học Cần  Thơ)

Việc đầu tư cho nghiên cứu rất thấp so với nhu cầu và sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với ngành sản xuất lúa gạo. Các doanh nghiệp kinh doanh chưa đầu tư nhiều cho nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu thường ngắn hạn nên chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt, chưa mang tính chiến lược lâu dài. Thiếu các đề tài nghiên cứu cơ bản sau thu hoạch và chế biến các sản phẩm sau gạo cũng như các phụ phẩm trong sản xuất lúa gạo (rơm, trấu, cám…); thiếu đầu tư nghiên cứu các giải pháp tưới tiêu, bảo vệ thực vật, canh tác lúa tổng hợp nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm phát khí thải nhà kính và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như các nghiên cứu về tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ gạo nội địa và xuất khẩu.

 

Giá thành sản xuất lúa gạo còn rất cao, nhận thức của cơ quan quản lý, nông dân về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, giảm phát thải, bảo vệ sức khỏe người lao động. Công tác bảo vệ thực vật còn nhiều vấn đề, từng hộ sản xuất tự phun thuốc dẫn đến sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), sử dụng không đúng theo nguyên tắc 4 đúng gây ô nhiễm môi trường; hàng năm trong vùng sử dụng trên 100.000 tấn thuốc BVTV. Phân bón cũng sử dụng dư thừa, lãng phí; toàn vùng sử dụng trên 2 triệu tấn phân đạm/năm, nhưng theo các nhà khoa học tỷ lệ hữu ích bón phân chỉ khoảng 40-50%.

Khâu sau thu hoạch, chế biến phục vụ xuất khẩu còn tồn tại nhiều vấn đề như: thiếu hệ thống sấy, kho bảo quản lúa gạo chưa đầy đủ và không đảm bảo chất lượng. DN thiếu vốn đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới cần thiết để tăng chất lượng lúa gạo hàng hóa.

Các thành phần trong chuỗi giá trị lúa gạo gồm nông dân, thương lái, hàng xáo, nhà máy xay chà đánh bóng và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa liên kết, hỗ trợ lẫn nhau một cách có hiệu quả cùng có lợi. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa tham gia liên kết, hợp tác với nông dân xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, dẫn đến nghịch lý là nông dân trồng giống lúa chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường gạo cấp cao nhưng chất lượng gạo xuất khẩu lại thấp do doanh nghiệp thu gom từ nhiều nguồn khác nhau. Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn theo Quyết định 62 chỉ mới đạt 3,5% diện tích đất lúa sản xuất trong vùng. 

Tái cơ cấu sản xuất, mở rộng thị trường

Trong quá trình tái cơ cấu sản xuất, ngành nông nghiệp có chủ trương giảm diện tích trồng lúa. Nhưng trồng cây gì lại là một vấn đề, từ khâu giống, canh tác, cơ giới hóa cho đến xử lý sau thu hoạch… Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải quan tâm liên kết vùng, tùy đất đai thổ nhưỡng từng vùng sinh thái chứ không phải nơi nào trồng lúa nước được thì dễ dàng trồng những loại cây khác; giá thành sản xuất và tiêu thụ ở đâu cũng là vấn đề lớn.

 

Một vấn đề rất quan trọng đang nổi lên là cần nghiên cứu chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo, tìm giải pháp nâng cao chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, xử lý giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng cường đầu tư kho tàng bảo quản tồn trữ, tận thu phụ phẩm trong sản xuất (rơm, trấu, cám…); đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hệ thống lưu thông phân phối... để phát huy tối đa lợi nhuận của chuỗi giá trị.

Thực tế cho thấy chuỗi ngành hàng lúa gạo san sẻ ra quá nhiều công đoạn. Đơn cử một vài số liệu: Về tỷ lệ lãi trên đơn vị  nông dân cũng khá so với các công đoạn khác (từ 34-36,5%), nhưng tổng thu nhập quá thấp (240USD/năm), chủ yếu do nông hộ có diện tích đất sản xuất quá nhỏ (bình quân 0,6ha); thương lái (19%) nhưng họ có dịch vụ với khối lượng khá lớn nên thu nhập tốt hơn (25.000USD/năm). Công ty xuất khẩu gạo tỷ lệ lãi khá nhưng ít hơn nông dân (29%), nhưng có khối lượng hàng hóa lớn (100.000 tấn lúa/năm # 60.000 tấn gạo) nên tổng thu lớn (2.221.000 USD/năm)...

 

Trong bối cảnh hội nhập, thực tế đòi hỏi phải nâng chất lượng và giá trị hạt gạo Việt Nam mới bảo đảm đảm tồn tại trong xu thế ngày càng cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Muốn vậy phải tập trung nguồn lực, kinh phí đầu tư trọng điểm theo phương thức đặt hàng với các đơn vị nghiên cứu khoa học nhằm chọn tạo, phát triển các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và chống chịu tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái, thích nghi với biến đổi khí hậu. Mở rộng áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến lúa gạo, sản phẩm sau gạo và các phụ phẩm trong sản xuất. Đẩy mạnh áp dụng các gói kỹ thuật, công nghệ canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Về chính sách phát triển sản xuất, tiêu thụ lương thực, cần đầu tư xây dựng sàn giao dịch lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng ở vùng  ĐBSCL. Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện nông dân để nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất; đào tạo nghề để giúp các hộ dân mất đất chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở vùng lúa. Hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác sản xuất lương thực trên cơ sở liên kết sản xuất với tiêu thụ. Hình thành Hiệp hội Nông dân sản xuất lương thực và phát triển các tổ hợp tác, HTX, CTCP nông nghiệp... Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào lưu thông phân phối lương thực, tạo ra mối liên kết giữa hộ nông dân sản xuất lúa với hộ tiểu thương và người tiêu dùng, thúc đẩy mọi hoạt động của ngành hàng lúa gạo ở Việt Nam.

Liên kết vùng và liên kết 4 nhà là khâu mấu chốt để giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân trong xu thế sản xuất hàng hóa hiện nay và tương lai. Liên kết tạo điều kiện chia sẻ thông tin và trách nhiệm như thành lập diễn đàn, đối thoại, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm… tạo cơ chế và chính sách phù hợp để thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.

Liên kết tạo ra cánh đồng lớn, tiến tới vùng chuyên canh, tạo điều kiện để DN đầu tư vùng nguyên liệu để có sản lượng lớn đồng đều, sản xuất theo quy chuẩn, giúp các doanh nghiệp lương thực nghiên cứu thị trường xây dựng thương hiệu lúa gạo, giúp nông dân sản xuất hướng đến thị trường, sản xuất theo tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng, đảm bảo dư lượng thuốc BVTV, tăng giá trị hàng hóa và tăng thu nhập. Từ đó, xây dựng thương hiệu gạo theo phân khúc và yêu cầu thị trường. 

Thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn.

 

Để nông nghiệp “giữ chân” nông dân

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân ĐBSCL sẽ bị áp lực rất lớn trong tiến trình hậu WTO, TPP và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Nếu không có giải pháp ngay từ bây giờ rất khó tận dụng cơ hội và vượt các thử thách để phát triển vùng ĐBSCL một cách bền vững trong tương lai. Liên kết vùng và tham gia “4 nhà” là cơ chế nhằm tập hợp nguồn lực tổng hợp phát triển “Tam nông” ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập.

Vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay là Nhà nước cần có chiến lược dài hạn về sản xuất và tiêu thụ nông sản, trước mắt có thể triển khai một số ngành hàng chủ lực như lúa gạo, trái cây, cá tôm. Cần tổ chức lại sản xuất, giải quyết vấn đề nông hộ nhỏ để sản xuất theo hướng hàng hóa; sản xuất theo chuỗi ngành hàng, đẩy mạnh mối liên kết DN và nông dân.  Đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn là chủ trương rất đúng (QĐ 1956). Cần đào tạo, dạy nghề cho 1/3 lao động nông thôn để làm nông dân, còn 2/3 lao động nông thôn khác học nghề phi nông nghiệp để chuyển đổi ngành nghề sang tìm việc làm khác. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất, áp dụng KHCN tiên tiến để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. Việt Nam cần tiến tới ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để có sản phẩm có giá trị cao, có sức cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và thế giới. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, du lịch sinh thái.

Có giải quyết được những vấn đề trên để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới làm tăng giá trị nông sản, tăng thu nhập của nông dân, cải thiện căn cơ đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn. Có như vậy mới làm cho người nông dân thấy rằng nông nghiệp vẫn còn là “nghề hấp dẫn” và nông thôn vẫn là nơi yên bình đáng sống, từ đó hạn chế tình trạng nông dân rời bỏ ruộng vườn.

TS. Lê Văn Bảnh
http://www.saigondautu.com.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Hôm nay38,958
  • Tháng hiện tại945,060
  • Tổng lượt truy cập91,008,453
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây