Chủ trương đã đi vào đời sống
Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội có một vùng nông thôn rộng lớn với 401 xã. Khu vực nông thôn có diện tích rộng lớn, chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn thành phố (hơn 2.700km2). Vì vậy, Hà Nội xác định, đô thị và nông thôn có mối liên kết rất mật thiết và thống nhất với nhau trong cả trong phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh và chính trị xã hội.
Là người trực tiếp chỉ đạo chương trình từ nhiều năm qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 02 Hà Nội - ông Nguyễn Công Soái chia sẻ: “Kết thúc 4 năm thực hiện Chương trình 02, cũng là lúc tôi được về nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước. Điều trăn trở với tôi nhiều năm qua đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế. Tôi đề nghị thành phố tập trung, đặc biệt trong năm 2015. Hiện huyện Đan Phượng đã đủ điều kiện đề nghị Chính phủ công nhận huyện NTM, mong rằng cuối năm 2015 Hà Nội sẽ có thêm 3-4 huyện đạt chuẩn NTM”.
Cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa
Nhờ xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội đã đạt trên 24 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn chiếm 1,91%. Theo ông Nguyễn Công Soái, điểm thành công nhất có thể kể đến là công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đến nay, thành phố đã DĐĐT được 74.158/76.365ha, đạt trên 97% kế hoạch. Theo đó, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đều được quy hoạch lại, hệ thống mương máng, giao thông nội đồng được kiên cố hóa đầu tư cơ giới hóa với các khâu của quá trình sản xuất, đã hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao ra đời như mô hình trồng hoa ở một xã thuộc huyện Đan Phương, Hoài Đức, Thanh Oai…, với giá trị đạt từ 0,5 đến 2 tỷ đồng/ha/năm; mô hình chăm nuôi tập trung xa khu dân cư như Sóc Sơn, Ba Vì… với giá trị thu nhập bình quân 1 đến 2 tỷ đồng/năm.
Nêu ý kiến chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cũng chỉ rõ, nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế, môi trường nông thôn còn nhiều thách thức… Do vậy, công việc thời gian tới còn hết sức nặng nề. Hà Nội phấn đấu đến hết 2015 có 161 xã (chiếm 40% tổng số xã) đạt chuẩn NTM), càng các xã về sau, công việc xây dựng NTM càng khó hơn xã ban đầu nên càng cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Xóa tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước trong xây dựng NTM. Cần huy động các nguồn lực và các lực lượng tham gia chung sức xây dựng NTM, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã