Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Xóa đói giảm nghèo từ các vườn mẫu nông thôn mới

Thứ bảy - 21/10/2017 23:25
Là một huyện miền núi đang gặp nhiều khó khăn, những năm trở lại đây thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM; huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh đã nỗ lực xây dựng hàng trăm mô hình trồng cam cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Những vườn cam đưa lại kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện Vũ Quang mọc lên từ những quả đồi bỏ hoang trước đây.

Huyện Vũ Quang hôm nay, khác với cách đây 5 năm trở về trước là những ngọn đồi bỏ hoang, khô cằn sỏi đá, đường sá đi lại khó khăn, đời sống người dân còn thấp. Trái hẳn với bức tranh đó, bây giờ là những con đường bê tông nối liền các xã, thôn, khang trang sạch đẹp, những đồi cam quýt, sum suê quả ngọt, đưa lại kinh tế khá cao cho những hộ dân nghèo.

Tham quan một vòng tại các xã, ngắm các đồi cam, quýt ngút ngàn sai trĩu quả được quy hoạch rất bài bản, nhờ những bàn tay hăng say gọt tỉa, chăm sóc của người dân, những ngôi nhà được xây dựng lại khang trang hơn. Điều đó chúng tỏ đời sống người dân Vũ Quang đang ngày một nâng lên nhờ các chính sách xây dựng Nông thôn mới, cũng như các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Ông Lê Thanh Hải – Thôn 8, xã Đức Bồng (Vũ Quang, Hà Tĩnh), một hộ dân tham gia xây dựng vườn mẫu NTM cho biết: “Trước đây, gia đình ông có hơn 1ha đất đồi, nhưng do cuộc sống khó khăn, diện tích đất này chủ yếu là bỏ hoang và trồng một số cây kém hiệu quả kinh tế. Thu nhập chính của gia đình là làm thợ xây và làm thuê. Từ khi, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân của huyện, xã trồng cam, quýt nên ông đã mạnh dạn tìm hiểu và đầu tư.

Ông Lê Thanh Hải bên vườn cam sai trĩu quả của gia đình.

Với lợi thế đất đồi nơi đây rất hợp với cam, quýt, quả vừa thơm vừa ngọt nên năm 2015, gia đình ông đã mạnh dạn vay 40 triệu đồng đầu tư trên diện tích 1ha với hơn 1.000 cây cam quýt. Năm đầu tiên, cho thu nhập 250 triệu đồng, đây là một nguồn thu nhập rất lớn đối với gia đình tôi. Vì vậy việc cho con cái học tập cũng không khó khăn, đời sống gia đình cũng theo đó ngày được nâng lên”.

Với quy mô đầu tư bài bản, đưa lại thu nhập kinh tế cao nên năm 2016, gia đình ông được xã chọn làm vườn mẫu. Cũng theo ông Hải “Việc đầu tư xây dựng vườn cam cũng rất thuận lợi, chi phí đầu tư thấp, không phải thuê nhân công, vườn thì có sẵn, cam đến vụ thu hoạch thương lái sẽ đến tận vườn thu mua nên rất thuận lợi”.

 
 

Ngoài gia đình ông Lê Thanh Hải ra, tại các xã của huyện Vũ Quang có hàng trăm khu vườn mẫu đang được triển khai đưa lại kinh tế cao cho người dân.

Ông Nguyên Thanh Sơn – Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Vũ Quang cho biết: “Hiện nay trên địa bàn huyện Vũ Quang có khoảng hơn 300 ha trồng cây ăn quả có múi, trong đó cam, quýt được xem là loại cây chủ lực. Để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, ngoài chính sách của tỉnh, mỗi năm huyện Vũ Quang trích ngân sách 2,5-3 tỷ đồng nhằm hỗ trợ tiền cây giống và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho các hộ dân. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được gần 1.600ha cây ăn quả, chủ yếu là cam các loại. Lãi trung bình của các hộ trồng cam đạt từ 100 - 250 triệu đồng/năm.

Những vườn cam trĩu quả góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ chính nương vườn của mình.

Cam Vũ Quang là loại quả được ứng dụng kỹ thuật gieo trồng tiên tiến trong những vườn ươm đạt tiêu chuẩn theo mô hình của Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh, Ban điều phối Dự án SRDP và UBND huyện Vũ Quang phối hợp nghiên cứu. Với chất lượng ưu trội, cam Vũ Quang đã trở thành sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Chính vì vậy đã góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ chính nương vườn của mình.

Không chỉ ở Vũ Quang, hiện nay, các huyện, ở Hà Tĩnh đã và đang xây dựng, nhân rộng các mô hình vườn mẫu đưa lại lợi lợi ích kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo tại các xã vùng sâu, vùng xa, các xã khó khăn.

Theo: infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm330
  • Hôm nay79,929
  • Tháng hiện tại785,042
  • Tổng lượt truy cập90,848,435
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây