Những hộ nuôi lợn này là những hộ tham gia Đề án “Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” được thành phố triển khai thực hiện từ cuối năm 2016.
Đề án này được triển khai như một giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với ngành hàng thịt lợn. Từ đó, đúc kết kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn để nâng dần tỷ lệ các hộ chăn nuôi tham gia Đề án và kích hoạt thông tin truy xuất. Sau đó, hoàn thiện quy trình Quản lý nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng gia cầm để triển khai vào giữa tháng 5/2017.
Người mua thịt lợn sẽ có những thực phẩm sạch đến tận tay khi nhiều hộ chăn nuôi tham gia đề án truy xuất nguồn gốc. |
Vừa qua, Đề án này đã nhận được sự tham gia tích cực của 15 doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi với gần 1.000 trang trại, 11 cơ sở giết mổ (trong đó có 2 cơ sở trên địa bàn thành phố, 3 cơ sở tại Đồng Nai, 5 cơ sở ở Long An và 1 cơ sở tại Bình Dương).
Đối với hệ thống phân phối truyền thống, 2 chợ đầu mối kinh doanh thịt heo là Bình Điền và Hóc Môn cũng đã đăng ký tham gia, chiếm hơn 80% sản lượng thịt cung ứng cho thị trường thành phố. Ở loại hình chợ lẻ, có 4 chợ triển khai thí điểm đợt đầu tiên là Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Thái Bình.
Đến nay, gần 100% tiểu thương kinh doanh thịt heo tại 4 chợ này đã đăng ký tham dự. Đối với hệ thống phân phối hiện đại có 5 hệ thống siêu thị với 59 siêu thị đăng ký tham gia như Co.opmart, Big C, Satramart, Aeon, Aeon Citimart…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã