Học tập đạo đức HCM

Hội nghị tổng kết mô hình nuôi trồng thủy sản cho nông dân nghèo

Thứ ba - 25/09/2012 03:48
Ngày 21-22/9 tại Hà Nội, dự án hợp phần SUDA đã tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi trồng thuỷ sản cho nông dân nghèo. Tham dự hội nghị có đại diện nông dân, các nhà quản lý địa phương của dự án FSPS2 ở 8 tỉnh thí điểm mô hình. Bà Châu Thị Tuyết Hạnh, phó giám đốc dự án hợp phần SUDA chủ trì cuộc họp.

Dự án SUDA được bắt đầu năm 2006, thuộc Chương trình hỗ trợ ngành Thuỷ sản giai đoạn 2 (FSPS2) do tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch tài trợ. Dự án đặt ra mục tiêu đạt được 5 kết quả đầu ra, trong đó, hoạt động xây dựng mô hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho nông dân nghèo thuộc đầu ra 5 (khuyến ngư). Mục tiêu của chương trình là tạo ra một hệ thống có sự tham gia của cộng đồng được xây dựng tốt và toàn diện gắn với khuyến ngư và đào tạo, với trọng tâm là các nhóm người nghèo được đưa vào áp dụng, thu hút 80 nghìn nông dân tự cung tự cấp, trong đó 50% là phụ nữ, 40 nghìn người được thoát nghèo.

Chương trình được thực hiện tại 8 tỉnh thí điểm với 132 xã, bắt đầu từ năm 2008, kết thúc năm 2012, đối tượng hưởng lợi là nông dân nghèo có sổ nghèo thuộc các xã điểm. Quy mô của mô hình có đặc điểm là nhỏ, đầu tư ít, cải thiện đời sống hàng ngày phù hợp với người nghèo. Đối tượng, quy trình kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ thực hiện. Có tất cả 35 đối tượng, hình thức nuôi được lựa chọn, hỗ trợ xây dựng mô hình.

Sau 5 năm thực hiện, chương trình đã đạt được nhiều kết quả bước đầu về việc nâng cao năng lực và nhận thức của người nông dân về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản. Từ chỗ hiểu biết kỹ thuật đến áp dụng kỹ thuật và thay đổi cách thức nuôi cá, góp phần cải thiện nhận thức của người dân về vai trò của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường và lối làm ăn tập trung để tạo nên thị trường tiêu thụ. Tạo ra kỹ năng sản xuất và hình thành một cách sản xuất mới đối với nông dân.

Bên cạnh đó, chương trình đã góp phần xoá đói giảm nghèo cho khoảng 7.304 hộ nông dân tham gia tập huấn, đặc biệt ở tỉnh Đăk Lăk có 92% số người có ao nuôi cá tăng thu nhập sau khi tham gia tập huấn.

Tuy hiệu quả của các mô hình có mức độ tác động khác nhau, nhưng nhìn tổng thể các mô hình nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện có hiệu quả đã tạo được công ăn việc làm cho người nông dân nghèo vùng nông thôn, tận dụng triệt để diện tích nuôi hiện có, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, có tác động tốt tới cộng đồng.

Đặc biệt, qua tổng kết các mô hình thí điểm, chương trình nhận thấy những mô hình nuôi có lãi tập trung vào các hộ nuôi cá truyền thống, kỹ thuật nuôi đơn giản, vốn đầu tư thấp như mô hình nuôi tỉnh Sơn La, Thừa Thiên Huế. Một số đối tượng nuôi tốt, có khả năng nhân rộng như: mô hình tôm càng xanh trong ruộng lúa, trong vườn ở Bến Tre có lãi suất từ 50-70%, mô hình nuôilươn, nuôi cá lóc ở An Giang, mô hình nuôi giun quế, nuôi cá rô đầu vuông, nuôi cá trê lai trong bể xi măng ở Thừa Thiên Huế. Những mô hình này có đầu ra với giá cả hợp lý, người nuôi có lãi.

Tuy nhiên cũng có một số đối tượng nuôi mới được đưa vào áp dụng ở địa phương không có thị trường tiêu thụ, hoặc chỉ có thể tiêu thụ nhỏ lẻ (ếch nuôi ở An Giang, Bình Định, Thừa Thiên Huế), khó phát triển.

Trong thời gian thực hiện các mô hình thí điểm, Chương trình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa sở, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến ngư, mạng lưới kỹ thuật viên và các đoàn thể Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ tại địa phương. Tinh thần tích cực, chịu khó của người dân tham gia thực hiện mô hình đã giúp cho việc triển khai thực hiện mô hình đạt kết quả tốt. Tuy nhiên Chương trình cũng gặp không ít khó khăn vì đối tượng thực hiện mô hình là người nghèo ít vốn, thiếu đất canh tác, đa phần là người lớn tuổi nên khả năng tiếp thu kiến thức có phần chậm hơn những đối tượng khác. Mặt khác, kinh phí hỗ trợ thực hiện cho mỗi mô hình vẫn còn thấp, sự hỗ trợ chưa kịp thời vào mùa vụ nên hiệu quả chưa cao...

Tại buổi thảo luận, đại diện của 8 tỉnh điểm (Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, An Giang, Bình Định, Đăk Lăk, Bến Tre) đã lần lượt chia sẻ kết quả, kinh nghiệm thực hiện mô hình và đề xuất một số kiến nghị, trong đó có đề xuất được nhân rộng các mô hình hiệu quả, mở rộng các đối tượng được tham gia tập huấn cũng như tăng thêm các đối tượng nuôi đưa vào mô hình phong phú, đa dạng hơn.

Thu Hiền 
Theo www.fistenet.gov.vn
 Tags: dự án

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay35,701
  • Tháng hiện tại903,212
  • Tổng lượt truy cập90,966,605
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây