Học tập đạo đức HCM

Hợp tác xã thực sự: Giấc mơ còn xa! ...

Chủ nhật - 12/04/2015 20:22
Vai trò lớn là thế nhưng theo thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN- PTNT), đến hết năm 2014 cả nước có 10.446 HTX nông nghiệp, trong đó có khoảng 10% hoạt động có hiệu quả, trên 80% hoạt động trung bình và yếu, 7,3% kém hoặc đã ngừng hoạt động. ... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/hop-tac-xa-thuc-su-giac-mo-con-xa-post141413.html | NongNghiep.vn
Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã tổ chức cuộc đối thoại chính sách về hợp tác xã nông nghiệp. Tham dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát… Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại buổi tọa đàm Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp hết sức quan trọng bởi nếu từng người nông dân sản xuất nhỏ lẻ manh mún sẽ không bao giờ có sản phẩm tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường. Vai trò lớn là thế nhưng theo thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN- PTNT), đến hết năm 2014 cả nước có 10.446 HTX nông nghiệp, trong đó có khoảng 10% hoạt động có hiệu quả, trên 80% hoạt động trung bình và yếu, 7,3% kém hoặc đã ngừng hoạt động. Bình quân số HTX thành lập mới chỉ khoảng 800 HTX/năm, số cần giải thể do hoạt động kém hiệu quả hoặc đã “chết lâm sàng” là 550 HTX/năm. Mức thu nhập bình quân của xã viên rất thấp và tích lũy vốn để phục vụ tái sản xuất không đáng kể. Đa số các HTX mới chỉ tập trung hoạt động ở các dịch vụ đầu vào của sản xuất còn các dịch vụ rất quan trọng khác làm tăng giá trị sản phẩm như bảo quản, chế biến, tiêu thụ thì chưa có (chỉ 9% HTX thực hiện việc bao tiêu một phần nông sản cho nông dân). Theo ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, nguyên nhân của sự yếu kém trên do nhận thức về HTX của các cấp, các ngành và chính bản thân nông dân chưa đúng. Nhiều HTX chưa lấy lợi ích cốt lõi của thành viên làm mục tiêu tập hợp, trong hoạt động còn bị lệ thuộc, ảnh hưởng nhiều về quản lý hành chính của chính quyền. Luật HTX ra đời năm 2012 nhưng khi áp dụng vào nông nghiệp lại không phù hợp. Công tác quản lý nhà nước đối với HTX chồng chéo và chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ… Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân vào đề bằng những câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao thu nhập cho người nông dân? Làm thế nào để đưa được sản phẩm nông nghiệp từ chợ làng xã ra siêu thị và xuất khẩu? Lịch sử của HTX trước đây không phải là sự tự nguyện. Làm chung ăn chia chung là sai, là triệt tiêu động lực. HTX phải là sự tự nguyện, vào HTX phải lợi hơn là hộ cá thể. Với số lượng khoảng 1.000 HTX hoạt động có hiệu quả, với số hộ xã viên chiếm khoảng 4 - 5% hộ nông dân cả nước thì mô hình HTX hiện nay không thể đóng vai trò dẫn dắt nông nghiệp Việt Nam đi lên. Xây dựng HTX thực sự là một nhu cầu cấp bách. HTX kiểu mới phải trên cơ sở tự giúp đỡ lẫn nhau, do các hộ tự liên kết chứ không phải do UBND xã, phường đứng ra thành lập. Xã viên do HTX tự chọn, không phải đồng nhất HTX với qui mô toàn thôn, xã. Tự chịu trách nhiệm: mỗi xã viên tự tổ chức sản xuất, kinh doanh, tự hạch toán, tự chịu lời, lỗ. Tự hoạch toán chi phí cung cấp dịch vụ cho xã viên và thu phí từ xã viên về việc cung ứng dịch vụ. Tự quản lý: tự bầu Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, mỗi xã viên có quyền biểu quyết như nhau. Điều quan trọng là HTX không phủ định, thay thế kinh tế hộ, mà làm cho việc sản xuất cá thể của các xã viên có sức cạnh tranh cao hơn, thu nhập của xã viên cao hơn thông qua việc HTX cung cấp các dịch vụ đầu vào với giá thấp, chất lượng cao cho các hộ xã viên, phối hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các hộ và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các hộ. Xã viên vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh nên họ không đem tư liệu sản xuất, đất đai, nhà xưởng… của mình góp vào HTX mà chỉ góp vốn để HTX có thể hoạt động để lo đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho họ. Trên cơ sở các mô hình HTX đang hoạt động hiệu quả hiện nay, rất cần tổ chức tổng kết và vận động thành lập các HTX kiểu mới. Cảnh lao động ở HTX ngày xưa Nhiều đại biểu bày tỏ: Trong chiến tranh, gian khổ, chết chóc mà nhân dân vẫn một lòng theo Đảng, ngày nay khi họ phản đối một chính sách nào thì cần phải xem lại. Có lẽ vấn đề HTX "không vào" được dân cũng tương tự như vậy. Hội nghị thêm sôi động khi đến phần các đại biểu HTX điển hình phát biểu ý kiến. Ông Phan Quốc Ân - Chủ nhiệm HTX Quý Hiền (Lào Cai), người từng có 28 năm làm chủ nhiệm HTX kiểu cũ thời bao cấp, người từng suýt đi tù vì năm 1986 đã dám chia ruộng cho dân chia sẻ nhiều suy nghĩ. Ông nói: "Nếu chăn nuôi nhỏ lẻ kiểu quy mô hộ sẽ không mua được giống tốt, thức ăn rẻ, không có bảo hành, được mùa mất giá được giá thì không có sản phẩm. Vào HTX, chúng tôi vẫn lấy hộ là đơn vị hạch toán kinh doanh, HTX chỉ làm những việc mà hộ cá thể không làm được như quy hoạch sản xuất, xây dựng quỹ rủi ro, tìm kiếm thị trường, dạy nghề, cung ứng thức ăn, thuốc thú y. Hiện tại mỗi năm HTX cung ứng ra thị trường 1.000 tấn gà, 200 tấn lợn, trên 6 triệu quả trứng, tổng lãi 12 tỉ đồng". Ngoài Quý Hiền còn rất nhiều những HTX kiểu mới khác như HTX Nam Hưng (Hải Dương) chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm mỗi năm doanh thu 30 tỉ đồng, HTX thủy sản sạch Xuân Nẻo (Hải Dương) mỗi năm cung ứng trên 700 tấn cá... Chung nhất vẫn là kêu ca thiếu chính sách hỗ trợ cho HTX và không tiếp cận được nguồn vốn vay tín chấp, còn vay bằng thế chấp thì đất đai, cây trồng, vật nuôi trên đất lại không được tính. Về vấn đề thiếu vốn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến trả lời: Hoàn toàn có thể vay tín chấp với giá trị 1 tỉ đồng. Tuy nhiên nghe đến đây, các Chủ nhiệm HTX đều ngoảnh mặt sang nhìn nhau… cười rất ý nhị. Kim đồng hồ chỉ dần sang 13h, trời đã chuyển sang chiều. Bất chấp những cái bụng rỗng đang réo ùng ục mà dường như vẫn còn rất nhiều người muốn ý kiến. Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ NN-PTNT sớm hoàn thiện nghị định về HTX nông nghiệp để trình Chính phủ. Xung quanh vấn đề vốn cho HTX, Bộ NN-PTNT cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần rà soát xem lại các chính sách hiện hành để dành một khoản hỗ trợ trong năm 2015 và 2016 khoảng 1.000 tỉ đồng hỗ trợ. Lịch sử HTX ở Việt Nam: - Năm 1958: 45 HTX và 100 nghìn tổ đổi công. - Năm 1986: 73.470 HTX, trong đó 17.022 HTX nông nghiệp, 32.034 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 24.414 HTX khác. - Năm 2013: 19.800 HTX trong đó có 10.339 HTX nông nghiệp. - Đóng góp vào GDP cả nước : 1995 – 2003: 8,5%; 2005 – 2010: 5,76%; 2013: khoảng 5% (13,5 triệu xã viên, chiếm 25,4% tổng số lao động cả nước). - Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận bình quân năm 2014: 246 triệu đồng/năm/HTX (670 nghìn đồng/ngày) - Khoảng 10% số HTX nông nghiệp làm ăn đạt hiệu quả tốt; 60-70% số HTX hoạt động cầm chừng, 20-30% HTX đã phải ngừng hoạt động...
theo
NongNghiep.vn
 Tags: hoạt động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm324
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,873
  • Tổng lượt truy cập92,009,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây