Học tập đạo đức HCM

Hưng Yên: Huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng nông thôn mới

Thứ bảy - 18/08/2012 02:10
Hưng Yên đang nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, xác định: Mục trên tiếp phát triển GTNT với yêu cầu cao hơn, toàn diện, sâu rộng hơn.

 

Thách thức không nhỏ

Trên cơ sở Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các địa phương, dự kiến khối lượng đường GTNT cần đầu tư giai đoạn 2012 - 2020 là rất lớn. Trong đó, đường trục thôn, xóm cần nâng cấp, mở rộng để đạt chuẩn là 689,44 km; Đường ngõ, xóm cần nâng cấp, mở rộng để đạt chuẩn là 806,9 km; Đường trục chính nội đồng cần nâng cấp, mở rộng để đạt chuẩn là 1.182,72 km. Dự kiến tổng vốn đầu tư là 2.100 tỷ đồng.

Hưng Yên xác định tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông mạnh mẽ hơn cho giai đoạn 2012 - 2020.
Hưng Yên xác định tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông mạnh mẽ hơn cho giai đoạn 2012 - 2020.

Thực hiện chương trình mục tiêu này, giải pháp lớn được tỉnh xác định là tiếp tục xây dựng phong trào phát triển GTNT với một yêu cầu cao hơn, toàn diện, sâu rộng hơn trên địa bàn toàn tỉnh. Toàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 1192/UBND-KT1 ngày 24/7/2012 về thực hiện quản lý đầu tư xây dựng công trình hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống GTNT trên địa bàn xã, thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Đề án phát triển GTNT tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Sở GTVT tỉnh tham mưu xây dựng và UBND tỉnh phê duyệt năm 2008 sẽ được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Trong đó, giải pháp về vốn được nghiên cứu đề xuất theo hướng nguồn ngân sách tỉnh được hỗ trợ tính bằng vật liệu với mức hỗ trợ tương tự như Đề án.

Các giải pháp về KHCN cũng được đẩy mạnh, trong đó ngành GTVT sẽ tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, sử dụng vật liệu tại chỗ tạo hiệu quả cao trong xây dựng đường GTNT. UBND tỉnh Hưng Yên nhận định rằng, đây sẽ là yêu cầu và hướng đi quan trọng của nhiều địa phương trong tỉnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sức mạnh tổng hợp

Hưng Yên là tỉnh nằm tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với dân số gần 1,2 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế những năm qua đạt cao nhất đến 13%/năm, tốc độ đô thị hoá nhanh, nên từ khi tái thành lập tỉnh Hưng Yên đến nay, việc đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông được Chính phủ, Bộ GTVT và các nhà tài trợ dành nhiều đầu tư, được Tỉnh ủy, UBND và HĐND quan tâm đặc biệt, người dân hăng hái đóng góp nhiều tiền của công sức.

Trong giai đoạn 2001 - 2010 đầu tư xây dựng GTNT toàn tỉnh đạt mức 1.324 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA thông qua các dự án của Bộ GTVT và Trung ương hỗ trợ 202,5 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 15,3 %, Ngân sách tỉnh đầu tư 204,5 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 15,4%, Ngân sách huyện, xã đầu tư 561,3 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 42,4%; Dân đóng góp: 355,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,9%. Huy động được trên 563.300 ngày công lao động xây dựng GTNT.

Năm 2008, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển GTNT tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đề án xác định tỷ lệ hỗ trợ giữa ngân sách tỉnh và nhân dân đóng góp để đầu tư cho phát triển GTNT (đường xã: NS tỉnh hỗ trợ 50%, Đường thôn, đường ra đồng: NS tỉnh hỗ trợ 30%, Xây dựng cầu: 100% NS tỉnh cho xây lắp và chi phí khác). Từ chính sách này, phong trào phát triển GTNT đã được triển khai rộng khắp ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Trong giai đoạn 2001-2010 đã sửa chữa, nâng cấp được 1.856,3 km đường các loại (trong đó 238,9 km đường nhựa thâm nhập; 1.036,8 km đường bê tông xi măng, còn lại là các đường đá dăm, cấp phối), đầu tư xây dựng được 116 chiếc cầu/1.849,5 md, xây dựng và cải tạo được 2.335 cống /5.201md các loại...

Hệ thống GTNT Hưng Yên đã có bước phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng và thay đổi một cách căn bản, việc đi lại của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Những thành công giai đoạn 2001 - 2010, Hưng Yên xác định tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông mạnh mẽ hơn cho giai đoạn 2012 - 2020.

Phương Anh
Nguồn : giaothongvantai.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,043
  • Tổng lượt truy cập90,933,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây