Học tập đạo đức HCM

Huy động nhiều nguồn lực, áp dụng công nghệ cao

Thứ hai - 22/09/2014 23:56
“Kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới (NTM) đã khẳng định truyền thống năng động, sáng tạo, luôn đi trước của TP Hồ Chí Minh... Bằng những mô hình, cách làm hiệu quả, các cấp, các ngành, các địa phương cần nỗ lực hơn nữa để sớm đưa TP Hồ Chí Minh trở thành địa phương đầu tiên cơ bản hoàn thành kế hoạch xây dựng NTM vào giữa năm 2015”-Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM TP Hồ Chí Minh, đã khẳng định như vậy.
Sức bật mới ở vùng ngoại thành
Đầu tháng 9 vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức hai cuộc triển lãm "TP Hồ Chí Minh chung sức xây dựng NTM" và "TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển nông nghiệp đô thị bền vững". Hơn 1.100 hình ảnh và những biểu đồ số liệu thể hiện kết quả xây dựng NTM được trưng bày đã giới thiệu khái quát thành tựu và sức sống mới ở 56 xã NTM thuộc 5 huyện ngoại thành, gồm: Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.
Các chiến sĩ dân quân quận 6, TP Hồ Chí Minh, tham gia xây dựng nhà tình nghĩa ở xã nông thôn mới thuộc huyện Bình Chánh. Ảnh: Hữu Mạo.
Kết quả bước đầu xây dựng NTM ở TP Hồ Chí Minh cho thấy, chương trình xây dựng NTM đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao từ nhân dân. Đã có hơn 8000 hộ dân tham gia hiến hơn 841.000m2 đất (trị giá hơn 700 tỷ đồng) để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Ở 6 xã điểm xây dựng NTM, đến nay có hơn 86% hộ nghèo đã thoát nghèo. Trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị thu hút nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp đạt hơn 5.200 tỷ đồng (trong đó vốn vay được hỗ trợ lãi suất hơn 3000 tỷ đồng). Giá trị thực tế 1ha đất canh tác năm 2013 đạt 282 triệu đồng; giá trị gia tăng ngành nông nghiệp năm 2013 đạt 5,6%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,1%. Cả 3 chỉ số trên của TP Hồ Chí Minh đều tăng gần 2 lần so với bình quân cả nước.
Trong số 56 xã của 5 huyện ngoại thành xây dựng NTM, đến nay, đã có 6 xã đạt 19/19 tiêu chí, 22 xã đạt 14-18 tiêu chí… TP Hồ Chí Minh đang phấn đấu sẽ hoàn thành cơ bản kế hoạch xây dựng NTM vào tháng 4-2015 để chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2015).
Theo đồng chí Đoàn Nhật, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, dù huyện có xuất phát điểm thấp nhưng nhờ được sự hỗ trợ của các ban, ngành thuộc Thành phố, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân, các xã đã đẩy nhanh, hoàn thành nhiều tiêu chí NTM. Bình Chánh phấn đấu đưa các xã xây dựng NTM đạt 15-17 tiêu chí vào cuối năm 2014 và hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM trong năm 2015.
Phát triển hạ tầng gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Đồng chí Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Phó trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM của Thành phố, cho biết: Đặc thù của TP Hồ Chí Minh trong phát triển NTM là khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị. Vì hiện nay, quá trình đô thị hóa mạnh khiến đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, trong khi đó, tỷ lệ hộ dân gắn với sản xuất nông nghiệp vẫn còn gần 330.000 hộ, khoảng 1,2 triệu người ở vùng ngoại thành. Yêu cầu đưa công nghệ cao trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp được tập trung ưu tiên. Thành phố đang triển khai hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, chuồng trại, xây dựng nhà kho, sơ chế, bảo quản sản phẩm hoặc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ 100% lãi suất cho sản xuất giống. Thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất công nghệ cao được triển khai thành công như: Chăn nuôi bò sữa, rau an toàn, hoa lan, cây cảnh, cá cảnh…
Các mẫu sản phẩm nông sản áp dụng công nghệ cao trong sản xuất ở huyện Củ Chi được chọn trưng bày phục vụ khách tham quan tại triển lãm xây dựng NTM. Ảnh: Phan Tùng Sơn
Ông Phạm Đình Dũng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp chất lượng cao TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Trung tâm đã trở thành đầu mối cung cấp, chuyển giao quy trình kỹ thuật các loại giống cây trồng cho các trang trại, nông dân ở vùng ngoại thành. Các xã NTM được trung tâm ưu tiên tổ chức các hoạt động hỗ trợ con giống, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và những loại cây giống như: Rau màu, lan, cây gia vị, rau ăn quả... Nhờ đó, nông dân nhanh chóng áp dụng trồng được nhiều loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, không còn phải loay hoay với việc tìm con giống để phát triển bền vững”. 

Một trong những kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh trong xây dựng NTM là phát huy vai trò  của các ngành, các cấp, huy động các nguồn lực tham gia đạt hiệu quả cao ngay từ đầu. Nhiều chương trình ký kết phối hợp, hỗ trợ, phong trào thi đua, cuộc vận động đã được triển khai thực hiện hiệu quả, tiêu biểu như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố gắn thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với thi đua xây dựng NTM; Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh có phong trào “LLVT Thành phố chung sức xây dựng NTM”; Thành đoàn triển khai “Tháng Thanh niên hành động xây dựng NTM”, phong trào “Thanh niên nông thôn lập nghiệp”; Hội Nông dân có phong trào “Nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi, xây dựng xã NTM”…

Đồng chí Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết: Huyện đã chủ động tạo nền tảng trong xây dựng NTM thông qua các chương trình đầu tư xây dựng hệ thống kênh thủy lợi, đẩy mạnh 4 "hóa" (công nghiệp hóa, điện khí hóa, hợp tác hóa, cơ giới hóa) vào sản xuất nông nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển con giống, vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế cao. Huyện Củ Chi nhận được sự hỗ trợ rất lớn của nhiều đơn vị quân đội thuộc Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh,  Quân khu 7, Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4)… Hiện nay, trong số 18 xã nhân rộng mô hình NTM đã có 4 xã đạt 17 tiêu chí, 9 xã đạt 15 tiêu chí, 4 xã đạt 14 tiêu chí. 

Theo Thiếu tướng Trương Văn Hai, Tư lệnh Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh: Phong trào thi đua “LLVT Thành phố chung sức xây dựng NTM” có sự tham gia của Ban CHQS 24 quận, huyện và các cơ quan trực thuộc. Các đơn vị ký kết với các cấp, các ngành, chính quyền 5 huyện ngoại thành xây dựng NTM, có kế hoạch, quy chế phối hợp cụ thể, xác định các mục tiêu của từng tiêu chí để hỗ trợ. Các đơn vị đã đóng góp hơn 8 tỷ đồng, hàng chục nghìn ngày công lao động xây dựng đường giao thông nông thôn, xóa nhà tạm... góp phần giúp các xã sớm hoàn thành các tiêu chí NTM.

Với sự gắn kết, phối hợp hiệu quả trong thực hiện các chương trình, mục tiêu trọng điểm, hiệu quả xây dựng NTM ở TP Hồ Chí Minh đang làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp-nông thôn ở vùng ngoại thành theo hướng phát triển nhanh, ổn định, bền vững.
Theo qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại723,792
  • Tổng lượt truy cập90,787,185
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây