Học tập đạo đức HCM

Huyện Hoài Đức đi lên từ nông nghiệp

Chủ nhật - 29/03/2015 11:27
Trên địa bàn huyện hiện đã xây dựng được vùng chuyên canh rau quả thực phẩm với tổng diện tích lên đến 520ha, trong đó có tới hơn 300ha đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và cho giá trị kinh tế đạt bình quân 500 triệu đồng/ha.

 

 

Người dân huyện Hoài Đức trở thành tỷ phú với cây phật thủ. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Nông thôn mới giúp dân đổi đời

Ông Nguyễn Văn Tùng ở thôn Ba Lương, xã Song Phương cho biết, trước đây vườn của ông trồng cam Canh nhưng hiệu quả thấp do bị sâu bệnh nhiều. Từ khi cán bộ khuyến nông phổ biến trồng nhãn chín muộn, ông mạnh dạn phá bỏ cam chuyển sang trồng 2.000 gốc nhãn (lấy giống từ xã Đại Thành). Hiện nhãn của nhà ông mới cho thu hoạch vụ thứ 2, mỗi cây cũng cho 7 - 8 kg quả, bán được 35 - 40 ngàn đồng/kg, lãi gấp 2 - 3 lần trồng cam.

Không chỉ nhà ông Tùng được “đổi đời” với những tác động từ khuyến nông cơ sở và chính sách chuyển đổi trồng trọt tại địa phương, mà người dân xã Song Phương đã trở thành những người chủ thực sự trên ruộng đồng của mình.

Chương trình khuyến nông được hiệu quả hơn từ khi xã triển khai mạnh mẽ các biện pháp để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM). Mục tiêu cao nhất của xây dựng NTM chính là đem lại một đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ, sung túc hơn cho người dân ở các địa phương.

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, huyện Hoài Đức đã tập trung phát triển một số loại cây ăn quả đặc sản đem lại lợi ích kinh tế cao, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Từ năm 2005, huyện đã tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững định hướng phát triển tới năm 2020. Do vậy, huyện chỉ tập trung vào chỉ đạo thực hiện Đề án cây ăn quả giá trị kinh tế cao; hoa cây cảnh; rau an toàn và cơ giới hóa nông nghiệp.

Trong đó, một số loại cây ăn quả đã trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương cũng như dần hình thành những vùng sản xuất tập trung như: vùng sản xuất nhãn chính muộn ở xã An Thượng, Đông La, Song Phượng; vùng bưởi đường tại xã Cát Quế, Đông La; vùng phật thủ, cam canh ở xã Đắc Sở, Yên Sở...

Ông Vương Duy Hướng, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức cho biết, toàn huyện hiện đã có 10/19 xã đạt chuẩn NTM, 9 xã còn lại đều đạt từ 14 đến 16 tiêu chí trở lên. Năm 2014, Hoài Đức có 6 xã được thành phố đánh giá đạt chuẩn NTM (vượt 200% chỉ tiêu), trong đó xã Yên Sở được Trung ương đánh giá là 1 trong 27 xã NTM tiêu biểu toàn quốc.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khi đến làm việc về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở Hoài Đức đã khẳng định thành phố sẽ tiếp tục có cơ chế, chính sách để hỗ trợ xây dựng NTM.

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị lưu ý, trong phát triển nông nghiệp cần hướng tới sản xuất nông sản chyên canh an toàn, giá trị cao, có thương hiệu và phù hợp với thị hiếu của thị trường. “Làm được điều này cần phải tiếp tục dồn điền đổi thửa, tổ chức lại sản xuất và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp…”

Tập trung xây dựng các vùng chuyên canh

Trong tổng số 724ha sản xuất liền vùng, liền thửa trên địa bàn huyện Hoài Đức đến nay đã có 455ha chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao.

Chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cũng là hướng chuyển đổi cây trồng mạnh mẽ của nông dân huyện Hoài Đức trong những năm qua.

Vùng chuyên canh nhãn chín muộn hiện nay trên địa bàn huyện Hoài Đức là hơn 85ha với giá trị kinh tế đạt từ 500-800 triệu đồng/ha. Còn vùng chuyên canh bưởi đường hiện đạt hơn 40ha với giá trị kinh tế đạt từ 600-800 triệu đồng/ha. Nhãn chín muộn, bưởi đường của Hoài Đức đều đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình thâm canh nhãn chín muộn tăng từ 20 đến 25%. Thu nhập bình quân ước đạt 700 triệu đồng/ha. Để giúp bà con trong khâu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, huyện đã tạo điều kiện cho các xã thành lập “Huyện hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn” trên diện tích hơn 100 ha với 57 hội viên tham gia, đồng thời đăng ký thương hiệu “Nhãn chín muộn Hoài Đức”.

Ở xã Cát Quế, hầu hết các gia đình đều có vườn trồng bưởi, trong đó tập trung chủ yếu vào giống bưởi Quế Dương. Hiện, xã Cát Quế đã có 15 ha bưởi Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch từ 150 đến 200 tấn.

Với giá bán trung bình từ 20.000 đến 25.000 đồng/quả, giống bưởi Quế Dương cho thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng/sào, tương đương 300 đến 400 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Người dân địa phương cho rằng, bưởi Quế Dương là cây siêu lợi nhuận, bởi chỉ cần đầu tư một lần có thể cho thu hoạch từ 50 đến 70 năm.

Đặc biệt, trong những năm gần đây với sự ưa chuộng đặc biệt của thị trường cho quả phật thủ, mô hình cây phật thủ tăng từ 20ha năm 2010 lên tới hơn 100ha tại Hoài Đức. Giá trị sản xuất trên mỗi ha phật thủ hiện đạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Diện tích cây phật thủ có thể tiếp tục mở rộng trong những năm tới do nhu cầu thị trường vẫn đang ở mức cao.

Hiện, 80% hộ dân ở xã Đắc Sở có thu nhập chính là từ cây phật thủ. Hàng năm người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng phật thủ bằng cách thuê lại đất của các xã lân cận, thậm chí cả các huyện lân cận để trồng.

Ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định, phát triển nông nghiệp của huyện Hoài Đức đang đi đúng hướng với hầu hết các tiêu chí đều đứng ở top đầu đối với các huyện, quận, thị xã của thủ đô, trong đó riêng diện tích rau an toàn đủ tiêu chuẩn chiếm tới gần 50% tổng diện tích của toàn thành phố.

Năm 2014, toàn huyện có hơn 44.000 lao động làng nghề, thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/năm, cao hơn 6 triệu đồng so với mức thu nhập bình quân chung. Đây có lẽ là “quả ngọt” của việc tận tâm theo chủ trương xây dựng NTM mà chính quyền và người dân Hoài Đức đạt được với nỗ lực vươn lên trên chính mảnh đất quê mình.

Đỗ Hương
Theo baodientu.chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,050
  • Tổng lượt truy cập90,932,443
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây