Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích rừng phải trồng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng trong cả nước khoảng 67.750 ha, trong đó có 17.840 ha chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện, còn lại là phục vụ mục đích khác. Theo lũy kế, đến nay cả nước đã trồng thay thế khoảng 15.959 ha (đạt 23,6%), các chủ dự án nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 262,3 tỷ đồng để trồng rừng thay thế. Riêng trong năm nay, số diện tích rừng phải trồng thay thế khoảng 22.300 ha. Tuy nhiên, đến nay mới 23/50 địa phương xây dựng kế hoạch trồng rừng với tổng diện tích 8.089 ha (đạt 36% kế hoạch năm), cả năm ước đạt sẽ trồng được 11.660 ha (bằng 53,2% kế hoạch).
Báo cáo và các tham luận tại hội nghị đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc như: nhiều địa phương chưa quyết liệt, kết quả trồng rừng thay thế đạt thấp; hầu hết các địa phương chưa chủ động bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện; nhiều chủ dự án không chủ động xây dựng phương án trồng rừng hoặc nộp tiền để trồng rừng thay thế; dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh nhưng một số tỉnh còn để vốn tồn đọng; một số dự án đã hoàn thành, việc thanh quyết toán đã xong, ban quản lý dự án đã giải thể gây khó khăn trong việc quy trách nhiệm và giải quyết nguồn vốn cho trồng rừng thay thế...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương, chủ đầu tư lưu ý đến việc xây dựng kế hoạch trồng bù rừng thay thế khi phê duyệt dự án đầu tư; tiếp tục rà soát số diện tích phải trồng do chuyển mục đích sử dụng cho các nhà máy thủy điện; cân đối vốn cho số diện tích trồng bù các dự án phục vụ mục đích công cộng...
Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT rà soát để báo cáo Quốc hội trong thời gian sớm nhất; các bộ, ngành hữu quan cần thống nhất để có hướng xử lý hiệu quả kiến nghị của các địa phương; Bộ NN&PTNT nghiên cứu để hướng dẫn các địa phương thực hiện phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng rừng; xây dựng lộ trình cho các dự án thủy điện nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, những dự án nào chây ỳ kiên quyết rút giấy phép hoạt động theo quy định...
Trong thời gian này, do Trung ương chưa có văn bản, thông tư hướng dẫn nên việc trồng rừng thay thế tại địa phương còn lúng túng, chưa có cơ sở để triển khai thực hiện. Khi Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT có hiệu lực thì việc truy thu thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định gặp rất nhiều khó khăn... Từ khi có Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT đến nay, Hà Tĩnh chuyển đổi mục đích trên 444 ha rừng, trong đó các dự án xây dựng công trình thủy điện gần 284 ha, còn lại là cho mục đích khác. Hà Tĩnh cơ bản trồng hết số diện tích rừng đã chuyển mục đích sử dụng; năm 2015 xử lý thực bì, đào hố, chuẩn bị cây giống để trồng hơn 202ha. Phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương quán triệt nghiêm túc tinh thần kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và các văn bản chỉ đạo của Trung ương về việc trồng rừng thay thế; Sở NN&PTNT tập trung chỉ đạo các chủ dự án, chủ rừng trồng hoàn thành số diện tích kế hoạch 2015; Sở NN&PTNT phối hợp Sở Tài chính rà soát, kiểm tra lại số diện tích đã thực hiện trước khi có Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT để có hướng xử lý phù hợp. Yêu cầu Nhà máy thủy điện Hố Hô thực hiện nghĩa vụ về trồng rừng thay thế trước 30/10/2015, nếu không nộp tiền sẽ có văn bản đề nghị Bộ Công thương rút giấy phép kinh doanh. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã