Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm xây dựng NTM của Đông Kết

Thứ tư - 19/04/2017 04:10
Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Hưng Yên có rất nhiều địa phương sớm cán đích nhờ cách làm sáng tạo hiệu quả. Xã Đông Kết, huyện Khoái Châu là một trong số đó.

 

Tìm hiểu về thành công xây dựng NTM ở xã Đông Kết chúng tôi thấy, bằng nguồn lực xã hội hóa là chủ yếu, xã Đông Kết đã về đích NTM trước 2 năm so với kế hoạch.

16-42-32-trm-y-te-dong-ket-do-tong-cong-ty-khi-viet-nm-ti-tro-ton-bo103731283
Trạm y tế xã Đông Kết

Có được kết quả này là do Đảng ủy, Chính quyền xã Đông Kết đã xác định được rõ các khó khăn và thế mạnh của địa phương. Địa bàn xã có chợ Bái, từ xa xưa đã được coi là trung tâm dịch vụ thương mại của 6 xã khu tây huyện. Có tỉnh lộ 195 và 383 chạy qua. Có nhiều người dân thành đạt đang công tác, học tập trên mọi miền Tổ quốc. Địa phương có truyền thống anh hùng cách mạng. Các tầng lớp nhân dân trong xã luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước...

Tuy nhiên nếu tiến hành xây dựng NTM, xã cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại như hạ tầng giao thông nông thôn trong xã không đồng bộ; các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục đều chưa đạt chuẩn quốc gia, đòi hỏi cần có nguồn kinh phí rất lớn cho đầu tư nâng cấp hoặc xây mới. Bên cạnh đó, nhiều người dân còn thiếu tin tưởng vào sự thành công trong xây dựng NTM.      

Trên cơ sở thấy rõ những khó khăn, thuận lợi nêu trên, Đảng ủy, UBND xã Đông Kết đã mở nhiều hội nghị quân dân chính đảng, bàn giải pháp xây dựng NTM trên địa bàn. Thông qua các hội nghị, xã đã tìm được tiếng nói đồng thuận, xây dựng NTM bằng nguồn lực xã hội hóa là chính, kết hợp lồng ghép với các đề án, dự án kinh tế, xã hội của tỉnh và các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Theo đó, cả hệ thống chính trị của xã cùng vào cuộc tuyên truyền vận động xã hội hoá được gần 56 tỷ đồng (chiếm 58,9% tổng kinh phí đầu tư xây dựng NTM). Riêng TCty Khí Việt Nam đã ủng hộ hơn 44 tỷ đồng. Các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn ủng hộ gần 12 tỷ đồng. Mọi người dân trong xã đều ủng hộ trực tiếp bằng việc tham gia lao động sửa sang, đường làng, ngõ xóm, củng cố giao thông, thủy lợi nội đồng, chỉnh trang đồng ruộng...

Ngoài ra, còn có rất nhiều hộ dân trong xã đã tự nguyện dỡ bỏ tường rào, phá công trình phụ, hiến đất cho địa phương mở đường NTM. Nguồn lực này đã góp phần quyết định triển khai thành công các tiêu chí về hạ tầng giao thông, y tế, văn hoá và giáo dục.

Đồng thời, các cấp ngành chuyên môn của xã đã chủ động tiếp cận và thực hiện các dự án từ ngành NN-PTNT tỉnh như: Dự án cạnh tranh và xây dựng vùng chăn nuôi an toàn - LISAFP, Dự án hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, Dự án phát triển đàn bò lai Sind và Dự án dồn thửa, đổi ruộng... Các chương trình lồng ghép này đã góp phần giúp địa phương sớm hoàn thành một số tiêu chí NTM về kinh tế.

16-42-32-niem-vui-duoc-mu-nhn103731154
Niềm vui được mùa nhãn

Kết quả, sau 2 năm đạt chuẩn NTM, mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của xã đều có sự đột phá rõ nét. Trò chuyện với chúng tôi, ông Đỗ Tất Thinh, Chủ tịch UBND xã Đông Kết đã bộc bạch một vài kinh nghiệm thành công xây dựng NTM ở đây là:

Quy hoạch NTM phải có tĩnh, có động, nghĩa là quy hoạch vừa đảm bảo quy định các tiêu chí NTM hiện hành, vừa có có thể nâng cấp, cải tạo trong tương lai.

Công tác tuyên truyền vận động phải đi trước một bước, làm cho mọi người dân hiểu xây dựng NTM là vì dân và do dân.

Nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Công khai quy hoạch. Minh bạch nguồn lực đầu tư. Đồng thời thường xuyên giám sát kiểm tra, uốn nắn xử lý kịp thời khi có các dấu hiệu tiêu cực.

Cấp ủy, chính quyền xã phải đồng thuận trong mọi chủ trương và hành động. Cán bộ, đảng viên phải là người xây dựng NTM trước.

Xây dựng NTM không được chủ quan, nóng vội, dễ làm trước, khó làm sau, làm tới đâu chắc tới đó, ưu tiên thực hiện trước các tiêu chí sớm phát huy hiệu quả, thiết thực phục vụ nâng cao đời sống nhân dân, để tạo niềm tin, sự nhiệt tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân địa phương.

Thường xuyên tham quan học tập mô hình để tìm ra cách làm phù hợp cho địa phương mình.

Không cào bằng trong việc huy động sức dân, cần linh hoạt huy động với hộ gia đình kinh tế khó khăn, người có công với cách mạng, người già cô đơn không nơi nương tựa...

Theo Nguyễn Hải Yến/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập449
  • Hôm nay38,618
  • Tháng hiện tại743,731
  • Tổng lượt truy cập90,807,124
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây