Được Bộ Nông nghiệp & PTNT đánh giá là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về lĩnh vực này, hiện nay, Lâm Đồng có tổng số hơn 49.000 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, có hơn 21.000 ha trồng rau, hoa, cây đặc sản ứng dụng công nghệ tưới phun tự động; 50 ha trồng hoa, dâu tây áp dụng công nghệ cảm biến, tự động đồng bộ; 6,5 ha rau thủy canh và 41 ha canh tác trên giá thể; hơn 2.200 ha chè ứng dụng hệ thống đồng bộ hệ thống tưới, bón phân tự động; 18.781 ha cà phê ứng dụng công nghệ cao…
Hàng loạt hộ dân nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ cao cũng đã thu được hiệu quả kinh tế rất lớn, đồng thời mang lại hiệu ứng tích cực cho xã hội, tạo nên phong trào áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, thu nhập trung bình hàng năm của người nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp đã đạt 145 triệu đồng/ha; riêng lĩnh vực trồng hoa công nghệ cao thậm chí đã lên đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, có khá nhiều các doanh nghiệp lớn đạt doanh thu đến mức 3 tỷ đồng/ha/năm. Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nhờ vậy đã chiếm tới 80% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh.
Đã có nhiều mô hình thành công đáng kể trên địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, được cấp chứng nhận đạt chất lượng sản phẩm an toàn theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, Organic… như: Trang trại rau Kim Bằng, trang trại rau Bạch Cúc, Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt (Tập đoàn Lộc Trời); Công ty Fresh Studio, Đà Lạt GAP, HTX Tân Tiến, Anh Đào, hộ gia đình ông Vương Đình Phi, ông Nguyễn Thành Trung trồng dâu tây…
Có được kết quả như trên là nhờ chủ trương đúng đắn, chính sách thông thoáng đã tạo đà cho nền sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của tỉnh. Ngoài ra, Lâm Đồng cũng đã thu hút được hàng loạt các doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI, nguồn vốn tài trợ ODA cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm rót vốn đầu tư. Theo đó, trong 5 năm, tỉnh đã đầu tư gần 21.300 tỷ đồng thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao và thu hút được 97 doanh nghiệp đầu tư với số tiền hơn 5.909 tỷ đồng vào lĩnh vực này.
Toàn tỉnh hiện có 759 trang trại, 2 liên hiệp Hợp tác xã và 110 Hợp tác xã nông nghiệp. Hàng loạt thương hiệu nông sản Đà Lạt và Lâm Đồng nhờ đó được hình thành và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường như: Rau, hoa Đà Lạt; cà phê Cầu Đất; cà phê Di Linh; chè B’Lao – Bảo Lộc; lúa – gạo Cát Tiên; chuối Laba…
Để phát huy hơn nữa lợi thế của địa phương, UBND tỉnh cũng đang tiến hành xây dựng Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt có diện tích 221 ha tại xã Lát (huyện Lạc Dương). Đây hiện được đánh giá là một trong 10 khu nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, được xây dựng nhằm góp phần nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy giá trị nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích. Mục tiêu là đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích của tỉnh đạt 170 triệu đồng/ha/năm và đến 2025 là 220 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, tỉnh cũng đang triển khai xây dựng 2 Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Ấp Lát, với diện tích 346 ha và Đạ Đuem II diện tích 172 ha.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng 5 khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có quy mô từ 100 - 500ha, chủ yếu để nâng cấp khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất của nông dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Trồng rau, hoa, chè, cà phê và chăn nuôi bò sữa. Tỉnh cũng sẽ thu hút các doanh nghiệp chủ lực nhằm tạo động lực cho bước phát triển mới.
Hàng loạt hộ dân nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ cao cũng đã thu được hiệu quả kinh tế rất lớn, đồng thời mang lại hiệu ứng tích cực cho xã hội, tạo nên phong trào áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, thu nhập trung bình hàng năm của người nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp đã đạt 145 triệu đồng/ha; riêng lĩnh vực trồng hoa công nghệ cao thậm chí đã lên đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, có khá nhiều các doanh nghiệp lớn đạt doanh thu đến mức 3 tỷ đồng/ha/năm. Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nhờ vậy đã chiếm tới 80% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh.
Đã có nhiều mô hình thành công đáng kể trên địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, được cấp chứng nhận đạt chất lượng sản phẩm an toàn theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, Organic… như: Trang trại rau Kim Bằng, trang trại rau Bạch Cúc, Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt (Tập đoàn Lộc Trời); Công ty Fresh Studio, Đà Lạt GAP, HTX Tân Tiến, Anh Đào, hộ gia đình ông Vương Đình Phi, ông Nguyễn Thành Trung trồng dâu tây…
Có được kết quả như trên là nhờ chủ trương đúng đắn, chính sách thông thoáng đã tạo đà cho nền sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của tỉnh. Ngoài ra, Lâm Đồng cũng đã thu hút được hàng loạt các doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI, nguồn vốn tài trợ ODA cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm rót vốn đầu tư. Theo đó, trong 5 năm, tỉnh đã đầu tư gần 21.300 tỷ đồng thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao và thu hút được 97 doanh nghiệp đầu tư với số tiền hơn 5.909 tỷ đồng vào lĩnh vực này.
Toàn tỉnh hiện có 759 trang trại, 2 liên hiệp Hợp tác xã và 110 Hợp tác xã nông nghiệp. Hàng loạt thương hiệu nông sản Đà Lạt và Lâm Đồng nhờ đó được hình thành và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường như: Rau, hoa Đà Lạt; cà phê Cầu Đất; cà phê Di Linh; chè B’Lao – Bảo Lộc; lúa – gạo Cát Tiên; chuối Laba…
Để phát huy hơn nữa lợi thế của địa phương, UBND tỉnh cũng đang tiến hành xây dựng Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt có diện tích 221 ha tại xã Lát (huyện Lạc Dương). Đây hiện được đánh giá là một trong 10 khu nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, được xây dựng nhằm góp phần nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy giá trị nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích. Mục tiêu là đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích của tỉnh đạt 170 triệu đồng/ha/năm và đến 2025 là 220 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, tỉnh cũng đang triển khai xây dựng 2 Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Ấp Lát, với diện tích 346 ha và Đạ Đuem II diện tích 172 ha.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng 5 khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có quy mô từ 100 - 500ha, chủ yếu để nâng cấp khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất của nông dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Trồng rau, hoa, chè, cà phê và chăn nuôi bò sữa. Tỉnh cũng sẽ thu hút các doanh nghiệp chủ lực nhằm tạo động lực cho bước phát triển mới.