Học tập đạo đức HCM

Làm giàu với nông nghiệp công nghệ cao

Thứ sáu - 29/09/2017 11:15
Đứng trước xu thế tất yếu của sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp là điều hết sức cần thiết. Ở một số địa phương thuộc các tỉnh miền Tây, nông nghiệp công nghệ cao không còn là thuật ngữ xa lạ.

Trại gà đẻ trứng 330.000 con

Anh Lê Văn Hòa (thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) nổi tiếng với trại gà đẻ trứng hơn 330.000 con với  quy trình chăn nuôi hiện đại.

Anh Hòa cho biết, năm 2003, anh thử “nuôi chơi” 10.000 con.  Sau khi lập gia đình, anh quyết định đầu tư nuôi gà đẻ. Đến nay trang trại gà đẻ của anh Lê Văn Hòa đã lên đến 330.000 con. Trại nuôi gồm 32 dãy trại, mỗi dãy rộng trên 1.500m2, được trang bị hệ thống quản lý nhiệt độ, thức ăn và nước uống khoa học.

Anh Hòa tại trại gà đẻ trứng áp dụng công nghê cao của mình. (Nguồn: Báo Tiền Giang)
Anh Hòa tại trại gà đẻ trứng áp dụng công nghê cao của mình. (Nguồn: Báo Tiền Giang)

Anh Hòa sử dụng các phần mềm kỹ thuật công nghệ để quản lý trại gà như phần mềm quản lý vacxin, hệ thống quản lý nhiệt độ chuồng trại gà để đảm bảo nhiệt độ lúc nào cũng 27 - 28oC, hệ thống lọc và xử lý nước uống cho gà, quản lý thức ăn chăn nuôi bằng tháp phun tự động Cillo…Trước khi vô trại, các phương tiện và con người đều phải đi qua khâu xử lý vô trùng bằng hóa chất.

Bên cạnh đó, anh Hòa còn đầu tư xưởng chế biến thức ăn cho gà để chủ động nguyên liệu và kiểm soát chất lượng của thức ăn.

Anh Lê Quang Hòa cho biết, trại úm và trại hậu bị nằm khá xa trại gà đẻ. Khi nào gà khu hậu bị được tiêm vacxin đầy đủ mới chuyển sang khu gà đẻ. Anh cũng được sự hỗ trợ kỹ thuật của đội ngũ bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi của huyện. Trại gà của Lê Văn Hòa không chỉ đạt chứng nhận về an toàn dịch bệnh mà đang thẩm định để cấp đạt chuẩn VietGAP.

"Tôi không dừng lại ở chuẩn VietGAP mà sẽ phấn đấu đạt chuẩn GlobalGAP với hy vọng sẽ xuất khẩu trứng gà đi các nước”, anh Hòa cho biết thêm.

Trồng dưa lưới "sạch tinh tươm"

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao ở huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) đang mang lại hiệu quả và mở ra hướng phát triển nông nghiệp mới cho nông dân trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Văn Hận-Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết: đơn vị đã đi thực tế nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao và tâm đắc với cây dưa lưới được trồng tại Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng cao của TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, Phòng đã liên hệ trực tiếp với nơi trồng dưa lưới đề nghị họ hỗ trợ chuyển giao công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật trong vụ mùa đầu tiên đưa dưa lưới về trồng tại Châu Thành.

Mô hình trồng dưa lưới sạch ở Sóc Trăng. (Nguồn: Báo Sóc Trăng)
Mô hình trồng dưa lưới sạch ở Sóc Trăng. (Nguồn: Báo Sóc Trăng)

Dưa không được trồng theo hình thức thả dây bò xuống đất như những loại dưa khác, toàn bộ được trồng trong chậu với thành phần chính là mạt cưa trộn xơ dừa và thêm một ít phân chuồng, phân vô cơ nhằm tạo độ dinh dưỡng nuôi cây. Đồng thời, phải làm nhà màng, áp dụng các công nghệ tiên tiến, như: hệ thống tưới nước tự động, tưới nhỏ giọt, hệ thống điều chỉnh ánh sáng.

Dưa lưới được chăm sóc cẩn thận bằng cách để chúng bò theo mối dây đã giăng sẵn, nên trái dưa lúc nào cũng “sạch tinh tươm”.

Chỉ hơn 30 ngày xuống giống cây đã bắt đầu cho thu hoạch trái, với trọng lượng trái bình quân từ 1,2kg - 1,5kg. Hiện tại, dưa đang giai đoạn thu hoạch, toàn bộ dưa được các doanh nghiệp thu mua đưa vào các siêu thị lớn tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán bình quân 50.000 đồng/kg”. thì đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng, không lo đầu ra.

Trên lĩnh vực trồng trọt cũng xuất hiện một số mô hình áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến khác như: mô hình trồng rau trong nhà lưới, mô hình trồng cây ăn trái, lúa, hành tím theo VietGAP hay GloabalGAP… cũng bắt đầu nở rộ, thu hút sự quan tâm, tham gia của nông dân trong vài năm gần đây.

Nuôi tôm công nghệ cao

Sau khi đi tham quan, học hỏi mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở các tỉnh bạn và Thái Lan, ông Nguyễn Văn Gìn (phường Tân Xuyên, TP.Cà Mau) quyết tâm đầu tư nuôi tôm theo hình thức công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao (hay còn gọi nuôi tôm trên bạt).

Từ giữa năm 2016, ông Gìn đầu tư hơn 1 tỷ đồng cải tạo 1,2ha đất thành ao ương, ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng và ao nuôi (trong đó, diện tích ao nuôi là 1.600m2).

Ông Gìn chia sẻ, nuôi tôm thẻ thả trên bạt ngay từ đầu phải xử lý môi trường bằng công nghệ vi sinh, giúp tôm có sức đề kháng cao hơn, hạn chế dịch bệnh.

Nuôi tôm công nghệ cao giảm được tác động bất lợi từ môi trường, hiệu quả cao (Nguồn: tintucmientay.com.vn)
Nuôi tôm công nghệ cao giảm được tác động bất lợi từ môi trường, hiệu quả cao (Nguồn: tintucmientay.com.vn)

Trong ao nuôi sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Dưới đáy lót bạt cao phân tử chống rò rỉ nước từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi. Ao nuôi và ao sẵn sàng phải che lưới lan, giảm được nhiệt độ trong ao nuôi để tôm nhanh lớn, đồng thời hạn chế tảo xuất hiện.

Ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng (hố ga). Những con tôm yếu sẽ rớt vào hố ga, cùng chất thải sẽ được tống ra ngoài theo đường ống thiết kế riêng. Nuôi tôm thả trên bạt mật độ rất cao, khoảng 300 con/m2 phải sử dụng máy quạt khí tạo oxy.

Ông Gìn cho ăn bằng máy tự động nên tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước. Không phải tắt quạt khi tôm ăn, hạn chế thiếu hụt oxy giúp tôm ăn mạnh hơn. Có thể bớt lại lượng thức ăn nếu tôm ăn yếu hoặc thời thiết bất lợi. Tôm phát triển tốt và đồng đều hơn, đồng thời giảm được công lao động.

Mô hình này vốn cao nhưng an toàn, năng suất tôm trung bình đạt 100 - 120 tấn/ha, mỗi năm thả nuôi được từ 3 - 4 vụ. Qua 3 vụ thả nuôi, ông Gìn thu hoạch được gần 30 tấn tôm thương phẩm, bình quân 30 con/kg, giá bán dao động từ 160 - 170 ngàn đồng, trừ chi phí, đạt lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng. 

Làm giàu, không làm liều

Làm nông nghiệp công nghệ cao là rất khỏe, rất ít rủi ro, rất nhiều lợi nhuận… nhưng muốn làm được cần phải có nguồn vốn lớn và quỹ đất đảm bảo.

Muốn thực hiện, cần phải tìm hiểu cách làm như thế nào, lộ trình thực hiện ra sao để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong thời đại khoa học tiên tiến, cần phát huy sự linh hoạt, sáng tạo để nâng cao giá trị và phát triển bền của ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tác giả: Thùy Dung
Nguồn: nongthonviet.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập548
  • Hôm nay86,008
  • Tháng hiện tại791,121
  • Tổng lượt truy cập90,854,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây