Học tập đạo đức HCM

Làng mới Phi Thông

Thứ tư - 03/06/2015 23:06
Phi Thông có đến 33% số dân là đồng bào dân tộc Khmer, là xã xa nhất, khó nhất và nghèo nhất của TP Rạch Giá (Kiên Giang). Khi lập và phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới (NTM), khó khăn của Phi Thông là các chỉ tiêu về giao thông, thủy lợi, thu nhập, hộ nghèo... ở mức rất thấp. Thế nhưng, chỉ sau ba năm, Phi Thông hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

 

Về Phi Thông đúng dịp Tết cổ truyền Chôl chnăm thmây của đồng bào dân tộc Khmer thấy phum sóc rộn ràng tiếng nhạc. Chùa chiền, nhà cửa trang hoàng, mọi người áo mới vui tươi... Ðường sá, cầu cống được đổ bê-tông, xe đạp, xe máy chạy bon bon. Bí thư Chi bộ, Trưởng ban lãnh đạo ấp, Lương Văn Tạo cho biết: Sóc Cung hiện có bốn tổ hợp tác (THT) sản xuất, bơm tát, trồng rau màu, với quy mô 275 ha. Trung bình mỗi tổ có 30-45 hộ tham gia. Các hộ thu lãi từ 30-40 triệu đồng/ha/năm sau khi trừ chi phí sản xuất. "Trước đây, người dân sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận rất thấp. Mấy năm nay, người dân tham gia các THT, cùng sử dụng giống lúa chất lượng cao, bơm tưới, gieo sạ đồng loạt cho hiệu quả cao, mọi người phấn khởi "xin" vào THT", đồng chí Tạo phấn khởi cho biết thêm.

Ðảng viên sinh hoạt ở các tổ nhân dân tự quản (NDTQ) sâu sát tình hình, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Thấy đảng viên gương mẫu, người dân cùng đồng lòng thực hiện. Ông Dương Văn Phương,ngụ tổ NDTQ số 20, hiến hơn 400 m2 và góp 30 triệu đồng làm đường giao thông nông thôn. Bà Trần Thị Ửng, ngụ tổ NDTQ số 13, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ hơn 100 triệu đồng để xây cầu... Tính từ năm 2012 đến nay, Sóc Cung vận động bắt mới hai cầu bê-tông, trị giá 480 triệu đồng; cùng nhà nước xây một con lộ hơn một tỷ đồng. Hiện Sóc Cung đã vận động thêm được hơn 150 triệu đồng, chuẩn bị bắt mới thêm một cầu bê-tông.

Theo Phó Bí thư Thường trực Ðảng ủy xã Phi Thông Nguyễn Văn Dũng, là xã thuộc thành phố nhưng Phi Thông nằm tách biệt thành thị, tiếp giáp nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số đông, canh tác lạc hậu, điều kiện hạ tầng chỉ khởi đầu xây dựng. Thực hiện xây dựng NTM, xã phải phân kỳ từng tiêu chí nhằm tập trung chỉ đạo, tập trung nguồn lực. Phương châm tiêu chí nào dễ thực hiện và gần đạt thực hiện trước. Tiêu chí khó, còn thấp cố gắng huy động các nguồn lực, có kế hoạch đầu tư, phân kỳ thực hiện. Nhưng để thực hiện tốt phương châm này, vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền là rất quan trọng. Bằng nhiều biện pháp, nhất là trong tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể và sự đồng thuận, tham gia tích cực của nhân dân - có ý nghĩa quyết định. Xã xác định những phần việc của xã, ấp, tổ NDTQ phải làm. Riêng từng hộ dân phải cam kết đăng ký 15 phần việc cần làm.

Trong ba năm, Phi Thông đã nỗ lực thực hiện 10 tiêu chí xã NTM chưa đạt, bằng cách huy động và tập trung các nguồn lực để đầu tư cho các chỉ tiêu nền như: giao thông, thủy lợi, với số vốn hơn 56 tỷ đồng. Từ đó Phi Thông đã hoàn thành nhựa hóa, bê-tông hóa 13 km đường liên xã, quy mô mặt đường rộng 3,5 m; cứng hóa hơn 33 km đường liên ấp; 100% số đường ngõ, xóm không lầy lội vào mùa mưa. Nạo vét 22 con kênh đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt. Các tiêu chí phục vụ dân sinh như: Ðiện, nhà ở dân cư, y tế, giáo dục, tỷ lệ hộ nghèo từ đó song hành đạt ở mức cao. Ông Ðặng Hoàng Quân, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã, bộc bạch: "Ban đầu người dân chưa hiểu xây dựng NTM là gì, vai trò, trách nhiệm của họ ra sao, nên cần sự vào cuộc tích cực của các ban ngành, đoàn thể. Thông qua các cuộc họp sinh hoạt chính trị, họp tổ NDTQ, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền trong đoàn, hội và ra dân để mọi người hiểu được mục tiêu chung và đồng lòng thực hiện".

Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể vui mừng khi Phi Thông hoàn thành kế hoạch xây dựng NTM trước thời hạn một năm. Còn người dân Phi Thông hài lòng khi "Làm lúa không sợ thiếu nước. Từ khâu bơm tác, thu hoạch, vận chuyển được cơ giới hóa, thu nhập tăng thêm. Cầu, lộ thông thoáng sạch đẹp, người lớn đi lại bằng xe gắn máy, học sinh đến trường bằng xe đạp...".

BÀI, ẢNH: TRINH DƯ VÀ VIỆT TIẾN
Theo nhandan.org.vn
 Tags: phi thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại980,967
  • Tổng lượt truy cập91,044,360
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây