Học tập đạo đức HCM

Lão nông một tay vượt khó làm giàu

Thứ bảy - 19/04/2014 12:29
Đến thôn Minh Xuân, xã Xuân Hóa, huyện miền núi Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), không ai là không biết đến ông Đinh Xuân Hưng, thường gọi là Hưng "cụt", người đã hình thành nên mương thủy lợi để phát triển lúa nước cho cả thôn.
 
Trang trại của ông Đinh Xuân Hưng cho thu nhập hằng năm 100-150 triệu đồng.
Ảnh: VGP/Minh Trang















Làm thủy lợi thoát nghèo

Cái tên Hưng “cụt” xuất phát từ khi ông mất 1 cánh tay trong cuộc dội bom của Mỹ năm ông lên 9 tuổi. Dù thiệt thòi hơn so với người bình thường, ông vẫn không nề hà bất cứ công việc nặng nhọc gì để giúp đỡ gia đình và phụ giúp anh em. Khi trưởng thành, ông lập gia đình và có 6 người con. Cuộc sống ở vùng núi rẻo cao vốn khó khăn, lại chồng chất lên đôi vai của người chỉ còn 1 tay, cuộc sống của gia đình thuần nông như ông quanh quẩn với cái đói cái nghèo. 

Hơn nữa, vốn dĩ nơi miền núi rừng âm u này mọi điều kiện đều bất lợi cho làm nông: Địa hình cao, đất đai khô cằn, nguồn nước ở xa. Bấy lâu nay, vụ mùa được hay mất đều phó mặc cho ông trời, người nông dân quanh năm không thoát nổi cái nghèo, cái ăn chỉ gắn liền với củ sắn.

“Tàn nhưng không phế”, ông Hưng quyết nghĩ cách khắc phục khó khăn về nguồn nước, đủ ăn thì mới mong thoát được nghèo. Năm 1986, ông đăng ký và được UBND xã đồng ý cho ông làm tuyến kênh mương dẫn nước từ khe núi về ruộng.

Ông tự xoay sở bỏ tiền vốn tương đương 10 triệu đồng (trị giá bằng một cặp bò thời điểm đó) mua ống dẫn nước dài 800 m rồi bắt tay vào làm thủy lợi. Tuy nhiên, địa hình đồi núi lởm chởm đá, đường ống có nơi phải bắc qua mấy triền đồi, có nơi phải phá đá rất gian nan. Một mình làm không xuể, ông vận động được 13 hộ cùng tham gia xây đường ống dẫn nước. Ban đầu, công việc gặp nhiều trắc trở, tưởng như bất khả thi khiến cho nhiều gia đình tham gia nản chí. Dần dần, chỉ còn 5 hộ trụ lại cùng làm với ông.

“Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, sau 6 tháng, đường ống tuyến mương khai thông thành công trong sự hò reo của mọi người trong xóm. 

Đồng ruộng ở thôn Minh Xuân đủ nước tưới nên năng suất lúa tăng vọt. Ảnh: VGP/Minh Trang

Làm giàu từ kinh tế trang trại

Nguồn nước về đã cho năng suất lúa thu hoạch tăng vọt, cộng thêm việc khắc phục thiếu nước trong mùa hạn và khai khẩn đất hoang làm ruộng, người dân được hưởng lợi từ mương thủy lợi của ông Hưng đều đủ cái ăn cái mặc. Còn về phần ông Hưng, với ý chí làm giàu, ông bắt đầu xây dựng kinh tế trang trại phát triển đời sống.

Ông vay từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo của hội nông dân được 7 triệu đồng. Trang trại dần hình thành với nhiều mô hình: Vườn hoa quả, ao cá, thả gà, nuôi heo, nuôi ong… Sau đó ông Hưng tiếp tục được hỗ trợ vay thêm 30 triệu đồng.

Qua hơn 20 năm, hiện giờ trang trại của ông là một trong những mô hình đầu tiên và phát triển vững mạnh nhất trong thôn, là mô hình tiêu biểu của toàn huyện.

Ông cho biết: Trang trại có nhiều mô hình vừa song song, xen kẽ nhau, “mùa nào thứ nấy”, giúp ông luôn có nguồn thu nhập ổn định. Như vườn hoa quả hằng năm thu hoạch được khoảng 12 tấn, 50 đàn ong cho 3 tạ mật, 10 con lợn nái, 50 con lợn thịt, ngoài ra còn gà, cá… Với khu đất 2 ha, tổng thu nhập mang lại hằng năm cho ông từ 100-150 triệu đồng.

Có thu nhập ổn định, cùng với sự hỗ trợ khuyến khích khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp của chính quyền, ông Hưng luôn chịu khó tìm tòi và đi đầu ứng dụng những máy móc cơ giới hóa hiện đại như máy phay đất, máy gặt lúa, máy bơm… Thấy ông Hưng làm ăn hiệu quả, mọi người trong thôn học hỏi theo ông, dần dần công việc đồng áng được cải tiến, năng suất tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, đối với những gia đình nghèo, những cặp vợ chồng mới bắt đầu xây dựng gia đình, ông còn tận tình hướng dẫn, bày cho họ những “chiêu” làm kinh tế trang trại. Còn những hộ dân không có vốn sản xuất, ông đều cho vay vốn để xoay xở trong khả năng của mình.

Với ý chí, nỗ lực vươn lên làm giàu có hiệu quả, ông Đinh Xuân Hưng được tặng nhiều danh hiệu: Bằng khen của Hội Người khuyết tật Việt Nam, Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Bình và huyện Minh Hoá cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trong thời kỳ đổi mới.

Minh Trang
Theo chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập463
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm457
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,178
  • Tổng lượt truy cập90,866,571
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây