Hiện nay, Việt Nam có nhiều chuỗi liên kết theo mô hình như nông dân - doanh nghiệp; nông dân - đại lý phân phối thực phẩm - doanh nghiệp giết mổ; sản xuất - chế biến - phân phối khép kín…
Bên cạnh những điểm sáng, ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều tồn tại như: kiểm soát dịch bệnh khó khăn; tái cơ cấu ngành chuyển biến chậm; tổ chức sản xuất còn yếu; chi phí sản xuất cao và liên kết theo chuỗi giá trị còn yếu...
Tương lai, chăn nuôi sẽ là cuộc chơi của nhà chăn nuôi chuyên nghiệp với số lượng trang trại sẽ tăng lên và chăn nuôi nông hộ giảm xuống. Do vậy, việc hợp tác, liên kết chuỗi thông qua hợp đồng chính thức giữa nhà chăn nuôi, nhà giết mổ, nhà bán lẻ sẽ phát triển mạnh mẽ.
Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cần phải liên kết chuỗi giá trị về bình ổn thị trường nhằm hài hòa lợi ích cho cả người chăn nuôi, người kinh doanh và người tiêu dùng, tránh trường hợp tập trung lợi ích cho một nhóm.
Từ đó, ngành chăn nuôi cần xây dựng chuỗi giá trị xuất khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Để làm được điều này, cần sự đồng hành của nhà nước, doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà khoa học.
QUÝ NGỌC/http://www.sggp.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025