Theo Đề án, đến năm 2020 sẽ dạy nghề cho 11 triệu lao động nông thôn (LĐNT), trong đó có 6,5 triệu lao động được hỗ trợ theo chính sách, còn lại theo nguồn lực xã hội hoá. Tổng kinh phí của đề án dự kiến là 25.980 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều LĐNT khi được đào tạo xong vẫn không có việc làm. Do đó, nhiều người không tha thiết học nghề mà tìm kiếm các cơ hội việc làm tại các thành phố lớn. Theo ông Đào Trọng Độ, Phó vụ trưởng Vụ dạy nghề thường xuyên (Bộ LĐTB&XH) thì đa số các địa phương chưa có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, việc thu hút các DN, cơ sở sản xuất vào địa phương chưa tốt; chi phí hỗ trợ cho người học nghề còn thấp, việc cấp kinh phí tới các cơ sở đào tạo còn chậm. Sự phân biệt đối tượng được hưởng hỗ trợ gây nên sự so sánh thiếu tích cực trong người học. Còn theo ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên, thì "Các địa phương cần rà soát lại cụ thể việc sử dụng lao động để tránh đào tạo hình thức, tràn lan. Nếu không có nhu cầu sử dụng lao động nhất định sẽ không đào tạo. Nếu còn kinh phí sẽ chuyển cho năm sau để tránh lãng phí”. Như vậy, việc lập kế hoạch dạy nghề cho LĐNT phải gắn với nhu cầu của xã hội. Phải lên kế hoạch cụ thể: dạy nghề gì, cho ai, đào tạo xong sẽ làm ở đâu? Có như vậy mới thu hút được lao động nông thôn học nghề. Minh Thắm theo daidoanket |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh