Khó tiếp cận vốn
Theo các chuyên gia, dù hầu hết các DNNVV rất cần vốn để đầu tư sản xuất - kinh doanh nhưng việc tiếp cận nguồn vốn, nhất là nguồn vốn tín dụng không hề đơn giản.
Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam (VINASME) - cho biết, đa phần các ngân hàng đều có bộ phận hỗ trợ DNNVV với nhiều tiêu chí, điều kiện cho vay đơn giản, linh hoạt hơn trước đây. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều đại diện DNNVV, những tiêu chí, điều kiện cấp tín dụng vẫn khá chặt chẽ, các ngân hàng vẫn đặt nặng tính an toàn khi cấp tín dụng. Ngay cả những DNNVV đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với báo cáo tài chính thường niên khá đầy đủ, bài bản, nhưng đôi khi vẫn gặp những rào cản khi tiếp cận vốn ngân hàng.
Hơn nữa, một trong những tiêu chí truyền thống khi cấp vốn tín dụng của ngân hàng là doanh nghiệp phải thành lập 2 - 3 năm trở lên và đạt lợi nhuận vài năm liên tiếp mới được xem xét đã ra gây khó khăn cho các doanh nghiệp có “tuổi đời” thấp.
Nguyên nhân được chỉ ra là, tình hình “sức khỏe” của khối doanh nghiệp này không tốt, hoạt động sản xuất - kinh doanh không ổn định do trình độ quản trị không cao, thiếu tài sản đảm bảo hợp pháp khi vay vốn ngân hàng hoặc uy tín để vay tín chấp… Đặc biệt, do thông tin của các DNNVV chưa đầy đủ và minh bạch… gây khó cho các ngân hàng trong việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khi xem xét cho vay.
Minh bạch giúp rút ngắn khoảng cách doanh nghiệp – ngân hàng
Thời gian qua, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng tiếp cận tín dụng, như: Giảm lãi suất từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm; chủ động tiếp cận DNNVV, đưa ra các chương trình hỗ trợ miễn, giảm lãi suất cho doanh nghiệp gặp khó khăn… Tuy nhiên, mối quan hệ ngân hàng- doanh nghiệp dường như vẫn chưa thực sự được khơi thông.
Để xử lý “điểm nghẽn” này, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, các DNNVV phải minh bạch hoạt động, báo cáo tài chính; có thiện chí hợp tác, phối hợp với tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin, cơ cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp. Đồng thời, phải chủ động tìm hiểu về tài chính-tín dụng, bảo lãnh và các chính sách hỗ trợ DNNVV, thực hiện quyết liệt tái cơ cấu…
Bà Bùi Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)- phân tích: DNNVV phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn vay ngân hàng nhưng khi ngân hàng không có đủ thông tin về doanh nghiệp, không kiểm soát được dòng tiền sẽ dẫn đến tâm lý e dè khi quyết định cho vay. Do đó, cần có cơ chế chia sẻ thông tin của các bên liên quan, như: Các cơ quan thuế, đăng ký doanh nghiệp, thông tin tín dụng ngân hàng... từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về DNNVV (tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận hàng năm, tình trạng hoạt động...) để các tổ chức tín dụng có thể truy cập và sử dụng và xem xét trước khi cho vay vốn.
Ngược lại, theo bà Thủy, ngân hàng Nhà nước cũng cần sớm nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ tín dụng với các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu và chọn lọc những doanh nghiệp có tiềm năng để thiết kế lại điều kiện cho vay, đồng thời cũng phải chấp nhận chia sẻ một phần rủi ro với doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Thân- Chủ tịch VINASME: VINASME đã ký kết với NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV và các quỹ về gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhưng hầu như chưa có mấy doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này.
Theo Hoàng Châu/baocongthuong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã