Theo khảo sát, mỗi năm nông dân chỉ tiết kiệm được 5-8 triệu đồng
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, GĐ Trung tâm tư vấn chính sách thuộc Ipsard cho rằng, giá nông sản bấp bênh, vấn nạn “được mùa rớt giá” là cú sốc đầu tiên khiến nông dân khó có thể vượt qua. Chính vì lý do này nên thu nhập của họ cũng bấp bênh theo.
Cú sốc thứ hai là, cho dù được coi là “đệm chống sốc” cho nền kinh tế, song SX nông nghiệp lại luôn đối mặt với thiên tai, dịch bệnh và nhiều rủi ro khác. Trong khi đó, lợi nhuận từ nông sản lại phần lớn rơi vào tay tầng lớp trung gian là thương lái, vì thế, nông dân càng đối mặt nhiều hơn với nguy cơ tái nghèo. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp nói chung, nông dân nói riêng hầu như chưa nhiều và đạt được hiệu quả mong muốn.
“Phần hộ nông dân được nhận hỗ trợ từ Nhà nước chỉ chiếm 10% để phục hồi các cú sốc, 30% từ cộng đồng, còn lại 60% từ nội lực gia đình”, ông Tuấn cho biết. Và cũng theo kết quả điều tra, từ năm 2006 đến 2012, đã có trên 20% số nông hộ giảm chi tiêu về lương thực, thực phẩm.
Cũng tại hội thảo, Ipsard công bố một số liệu do cơ quan này thực hiện điều tra từ hơn 3 nghìn nông hộ: trung bình một năm, mỗi hộ chỉ tích lũy được 5-8 triệu đồng. Với con số tích lũy này, theo ông Tuấn, chỉ đủ để sử dụng cho việc dự phòng lúc ốm đau, dịch bệnh, tuổi già.
TÂN YÊN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã