Học tập đạo đức HCM

Mừng và lo việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Thứ sáu - 31/05/2013 21:13
Mừng và lo là tâm trạng chung của nhiều đại biểu về tham dự diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Cơ giới hóa trong sản xuất lúa” vừa diễn ra sáng nay 31/5 tại tỉnh Long An. Bên cạnh niềm vui từ những kết quả đạt được, cơ giới hóa trong sản xuất lúa còn có những điều đáng lo.

Thu hoạch lúa bằng máy ở ĐBSCL - khu vực được coi là cơ giới hoá nông nghiệp tốt nhất hiện nay của cả nước. Ảnh: dunghangViet

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN& PTNT), thời gian qua, nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất mà năng suất lúa vùng ĐBSCL đã tăng từ 4,3 tấn/ha năm 2001, lên 5,78 tấn/ha năm 2012, cùng với đó, sản lượng lúa từ 16 triệu tấn tăng lên 24,5 triệu tấn. Rõ ràng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã đóng góp đáng kể vào việc giảm tổn thất và gia tăng giá trị cho ngành hàng lúa gạo của vùng. Tuy nhiên so với các nước trồng lúa trong khu vực, mức độ cơ giới hóa trên cây trồng này của Việt Nam còn quá khiêm tốn. Lấy ví dụ tại Trung Quốc từ năm 2007, cơ giới hóa trong sản xuất lúa của họ đã đạt trung bình trên 51%, còn tại Nhật Bản 100% diện tích lúa đều được làm bằng máy ở tất cả các khâu. Chính thực trạng này hàng năm đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngành hàng sản xuất kinh doanh lúa gạo Việt Nam, đặc biệt là chất lượng lúa gạo không được đảm bảo. Do vậy PGS-TS Mai Thành Phụng - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng:

 

Theo TS Hoàng Quốc Tuấn - Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam, điều đáng mừng sau 10 năm chúng ta đẩy mạnh cơ giới hóa là số lượng các loại máy và tỉ lệ các khâu canh tác lúa được cơ giới hóa tăng lên đáng kể. Tính đến cuối năm 2012, toàn vùng ĐBSCL đã có 65.000 máy kéo, 42.000 máy tuốt lúa, 12.455 máy gặt các loại và nhiều loại máy khác như máy sấy cùng dụng cụ sạ hàng. Song bên cạnh đó, cơ giới hóa trong sản xuất lúa vẫn tồn tại không ít những hạn chế. Về điều này, TS Hoàng Quốc Tuấn nói:

 

Rõ ràng hiệu quả của cơ giới hóa là có thật nhưng để phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề. Trong đó, việc đề ra những chính sách hợp lý và khả thi cũng như là tăng cường mối liên kết 4 nhà, xóa dần hình thức sản xuất nhỏ lẻ là yêu cầu cấp bách.
Trường Duy
Theo voh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại244,438
  • Tổng lượt truy cập92,622,102
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây