Tích cực, đồng bộ
Có được thành tích này, là nhờ ngay từ những ngày đầu, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã xác định NTM là chủ trương hợp lòng dân; xuất hiện nhiều cách làm hay, hiệu quả, phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân trong tổ chức thực hiện. Thành phố đã huy động các nguồn lực đầu tư cho chương trình theo phương châm không dàn trải, địa phương nào có điều kiện thuận lợi phấn đấu về đích sớm, không chờ đợi; ban hành kịp thời các cơ chế hỗ trợ, đầu tư khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; triển khai các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng vùng... Bộ máy quản lý điều hành thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng các tiêu chí; phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; phát hiện, xử lý kiên quyết các sai phạm, tạo lòng tin trong nhân dân với phong trào xây dựng NTM.
Nông thôn Hải Phòng ngày càng khang trang, sạch sẽ - Ảnh: CTV
Điển hình Thủy Nguyên
Cùng đó, toàn huyện hiện có 250 trang trại, gia trại với nhiều mô hình trang trại hoạt động hiệu quả, đem lại năng suất, chất lượng cao. Địa phương cũng tiếp tục phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chuyển từ nuôi quảng canh sang thâm canh tại vùng nuôi cá vược tại các xã Lập Lễ, An Lư, Thủy Triều. Các đội tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ được hình thành ở Lập Lễ, Phả Lễ... Không những thế, phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là các HTX, THT cũng được địa phương chú trọng phát triển; với 41/41 HTX dịch vụ nông nghiệp duy trì tốt các loại hình dịch vụ, số HTX hoạt động có lãi chiếm 90% như: HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp An Sơn, Thiên Hương, Kênh Giang...
<p text-align:justify;text-indent:8.5pt;line-height:12.0pt"="" style="padding: 0px 0px 13px; margin: 0px; border: 0px; line-height: 1.6em; text-align: justify; color: rgb(17, 17, 17); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;">Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện phong trào xây dựng NTM, tại các địa phương của Hải Phòng còn một số hạn chế như ô nhiễm môi trường nông thôn chậm được khắc phục đang là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và mục tiêu phát triển nền nông nghiệp sạch. Một số địa phương lúng túng trong vận dụng cơ chế, chính sách; huy động các nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng NTM. Một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến nhiệm vụ được phân công như: theo dõi, chỉ đạo, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí NTM; chưa đề xuất được giải pháp cụ thể để khắc phục; phong trào xây dựng NTM ở các địa phương không đồng đều, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại các nguồn đầu tư của thành phố và trung ương. >> Đến nay, các xã trên địa bàn thành phố đạt bình quân 15,13 tiêu chí; trong đó 49 xã đạt 19 tiêu chí (bằng 35,25%), 10 xã đạt 15 - 18 tiêu chí (bằng 7,19%), 80 xã đạt 10 - 14 tiêu chí (bằng 57,56%). |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã