Học tập đạo đức HCM

Ngân hàng tạo liên minh tiếp thị cho doanh nghiệp

Thứ tư - 01/11/2017 03:55
Ngoài vốn, ngân hàng đang tìm chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp ở chiều sâu và bền vững thông qua xây dựng mạng lưới liên minh tiếp thị.

Vốn là "chín", nâng cao cạnh tranh là "mười"

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng hơn 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 40% GDP mỗi năm và thu hút 51% lực lượng lao động trên cả nước. 

Mỗi năm, các SME đã tạo thêm nửa triệu việc làm mới. Giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng cho đến nay, nhóm SME còn đối diện với rất nhiều khó khăn. Lâu nay, doanh nghiệp than vãn nhiều nhất vẫn là vấn đề thiếu vốn. 

Cuối năm 2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ khoảng 1/3 số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với vốn ngân hàng, tương đương với kết quả mà CIEM đã công bố. Tổng số vốn mà các doanh nghiệp này vay được chỉ chiếm 3% tổng lượng vốn mà các ngân hàng cung cấp ra nền kinh tế.

Tuy nhiên, vốn không phải là vấn đề duy nhất, xét trên diện rộng, cái thiếu lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam vẫn là trình độ quản lý, khoa học công nghệ, mạng lưới kết nối, tư vấn quản trị, khả năng cạnh tranh, truyền thông nhận diện thương hiệu. 

Ông Lại Tiến Mạnh, giám đốc Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand cho rằng đã đến lúc các SME Việt ngừng "thắt lưng buộc bụng" để đầu tư xây dựng thương hiệu. Các SME nên chú ý tới một xu hướng thông minh hiện nay là các doanh nghiệp tìm cách liên kết với nhau trong hoạt động truyền thông, quảng cáo, tiếp thị và chăm sóc khách hàng. 

Ông cũng chia sẻ thêm: "Tôi biết có một doanh nghiệp lớn đã tiên phong áp dụng Partnership marketing để kết nối và chia sẻ nguồn lực của mình với các SME là Maritime Bank. Bằng cách cho ra mắt cộng đồng JOY Maritime Bank, Maritime Bank đã tạo nên một cộng đồng giúp các doanh nghiệp SME tìm đến nhau, liên kết để học hỏi kinh nghiệm cũng như lan toả tới 1,5 triệu khách hàng của Maritime Bank. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia cộng đồng còn được hỗ trợ để mở rộng quảng cáo trên các kênh truyền thông mà Maritime Bank có sẵn hoặc được quyền khai thác. Đó đều là những kênh mà trước nay SME ít hoặc không tiếp cận vì ngân sách quá lớn như: email marketing, frame thang máy, thậm chí cả biển quảng cáo tấm lớn tại sân bay,…".

Partnership Marketing – phương pháp tốt cho doanh nghiệp

Giải pháp marketing này tuy không còn lạ lẫm ở Việt Nam nhưng mới nằm trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. 

Theo Brands Việt Nam, ngày càng nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực như: ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, viễn thông... áp dụng "Tiếp thị đối tác" (Partnership Marketing), "Liên minh tiếp thị" (Marketing Alliances), "Đối tác chiến lược" (Strategic Partnerships) hay thậm chí cả "Tiếp thị nhãn hiệu cộng tác"... để tăng cường hiệu quả bán hàng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, giải pháp tương tự cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là chưa có hoặc rất hạn chế.

"Quy mô doanh nghiệp vẫn còn nhỏ cho nên các hoạt động xây dựng thương hiệu chưa được bài bản và chuyên nghiệp. Bởi vậy, chúng tôi luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ đối tác có kinh nghiệm để gia tăng năng lực đồng thời mở rộng nguồn khách hàng của mình", bà Hồng Thái Hà, Giám đốc Công ty Tân Phú, cho biết. 

Có thể nói, ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và tăng doanh số thì việc tận dụng tối đa sức mạnh của các liên minh tiếp thị để đưa sản phẩm vào các thị trường và kênh phân phối mới là vô cùng thiết yếu. 

Do đó, với những giải pháp hỗ trợ thiết thực của một cộng đồng kết nối lần đầu tiên khởi xướng, ngân hàng này đã được Tổ chức Capital Finance International trao tặng giải thưởng Giải thưởng Ngân hàng có sáng kiến và đóng góp nổi bật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 trong tháng 10 vừa qua.

Theo VnEconomy


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập410
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm395
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại737,442
  • Tổng lượt truy cập90,800,835
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây