Học tập đạo đức HCM

Người chăn nuôi gián tiếp đóng nhiều loại phí

Thứ tư - 18/07/2012 23:22
Dù đã có quy định cụ thể về đóng phí kiểm dịch nhưng thực tế việc thực thi chưa được kiểm soát chặt chẽ nên ngành chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi nói riêng đang chịu thêm nhiều gánh nặng...

Đóng phí nơi nặng, nơi nhẹ

Bà Vũ Thị Hà - chủ trang trại ở thôn Nam Cường, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho biết, thương lái khi vận chuyển lợn và người giết mổ phải đóng nhiều loại phí nên dù người chăn nuôi không phải đóng phí kiểm dịch nhiều nhưng gián tiếp phải gánh nhiều phí.

Việc thực thi các quy định kiểm dịch lợn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

“Trước đây, phí kiểm dịch kẹp chì vào tai mỗi con lợn khoảng 5.000 đồng, nhưng hiện tại các thương lái thường đóng phí kiểm dịch theo xe. Mỗi xe tải sau khi niêm phong thường mất khoảng hơn 100.000 đồng tiền phí kiểm dịch”- bà Hà cho biết thêm.

Còn ông Nguyễn Hữu Mẫn - chủ trang trại ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đang nuôi 100 con lợn cũng cho biết, chỉ thương lái vận chuyển hàng đi nơi khác mới mất phí kiểm dịch, còn người chăn nuôi không phải đóng. Tuy nhiên, nhiều thương lái đã yêu cầu giảm giá thu mua để họ còn đóng phí kiểm dịch, vận chuyển...

Theo một giám đốc công ty có 4 trang trại chăn nuôi trên địa bàn cả nước với số lượng hàng vạn con lợn cho biết, hiện có việc ở một số tỉnh miền Trung, khi xuất bán lợn đi Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, kiểm dịch viên thường lấy trọn gói 800.000 - 1.000.000 đồng/xe từ 80-100 con lợn. Tuy nhiên, kiểm dịch viên không công khai, bóc tách từng loại chi phí. “Kiểm dịch viên "thét" giá bao nhiêu thì người của chúng tôi cũng phải chịu. Số tiền 1.000.000 đồng không phải quá lớn, nhưng cũng không phải là nhỏ đối với người chăn nuôi nếu mỗi một lứa lợn xuất đi từ 5 - 10 vạn con”- vị giám đốc bức xúc.

Thực tế, theo phản ánh của nhiều chủ trang trại, doanh nghiệp và các thương lái, thái độ của nhiều kiểm dịch viên khi “làm luật” tỏ ra trịch thượng, làm khó. Khách tới bắt lợn, cân xong nhưng chưa thấy nhân viên thú y kiểm dịch, trong khi lợn để trên xe nóng, cần phải đi ngay. Vì thế, lợn chết lúc vận chuyển là chuyện thường ngày ở… huyện”- ông Nguyễn Văn Thọ, chủ trại nuôi lợn ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) bức xúc.

Chấn chỉnh ngay việc thu phí

Thực tế, ông Nguyễn Văn Chiến- Chủ nhiệm HTX dịch vụ Cổ Đông (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, kiểm dịch viên thú y xuống lấy mẫu máu, mẫu thức ăn để kiểm dịch và người chăn nuôi phải đóng phí. “Việc đóng phí nặng nhất là các thương lái khi phải vận chuyển lợn ra ngoài tỉnh”- ông Chiến cho biết. Theo anh Nguyễn Văn Tư - thương lái chuyên vận chuyển lợn từ Lạng Sơn về Hà Nội, phần lớn chủ hàng đều phải “làm luật”. “Một xe chở 50 con lợn thì chúng tôi cũng phải đóng phí không dưới 2 triệu đồng. Do vậy, chúng tôi phải nâng giá bán lợn để bù chi phí “làm luật” đó...”- anh Tư chia sẻ.

Ông Sơn cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi ngành chăn nuôi, người chăn nuôi đang gặp khó khăn thì cần cân nhắc việc thu các loại phí nhằm giảm gánh nặng cho người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, việc thu phí tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng, lấy máu… đối với các trang trại chăn nuôi, trong đó có các trang trại chăn nuôi lợn là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi ngành chăn nuôi, người chăn nuôi đang gặp khó khăn thì cần cân nhắc việc thu các loại phí nhằm giảm gánh nặng cho người chăn nuôi. Vì thực tế, tuy việc đóng phí kiểm dịch của người chăn nuôi lợn tại địa phương không nhiều nhưng “gián tiếp” phải đóng phí qua các khâu trung gian, nhất là vận chuyển và giết mổ (bị ép giá bán).

Về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng, trong khi ngành chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn cần có nhiều những giải pháp đồng bộ. “Việc thu các loại phí cần phải xem xét để cân đối tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng. Thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương cũng cần có những biện pháp hiệu quả hơn để ngăn chặn và kiểm soát gia súc (trong đó có lợn), gia cầm sống và sản phẩm động vật nhập lậu qua biên giới”- PGS-TS Vang nhấn mạnh.

Theo Danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại705,484
  • Tổng lượt truy cập90,768,877
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây