Học tập đạo đức HCM

Người dân tham gia xã hội hóa nước sạch

Thứ tư - 13/08/2014 23:13
Hiện ở tỉnh Khánh Hòa, người dân đã tích cực hưởng ứng chủ trương xã hội hóa nước sạch theo hình thức đầu tư kinh phí xây dựng các tuyến ống nhánh dẫn nước về nhà...
Người dân tham gia xã hội hóa nước sạch
Anh Lê Văn Lễ phấn khởi vì được dùng nước sạch

Nhiều hộ được vay ưu đãi theo Quyết định 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư cho nước sạch.

Chúng tôi đi thăm nhiều công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh và xuống tận nơi các địa bàn dân cư nông thôn dùng nước sạch. Hầu hết người dân đều vui mừng khi chương trình nước sạch đã về trên địa bàn nông thôn. Có nước sạch để dùng, sức khoẻ của người dân đã được đảm bảo.

Theo quy định, nhà nước chỉ đầu tư 60 - 75% giá trị công trình để xây dựng các đường ống chính. Vì vậy, việc đấu nối, lắp đặt đường ống, đồng hồ dẫn nước vào nhà do hộ dân tham gia đầu tư.

Nhiều hộ còn gặp khó khăn đã được địa phương vận động tạo điều kiện được vay ưu đãi để thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, với cách làm này tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch tăng lên đáng kể, nhiều tuyến ống nhánh đến cụm dân cư cũng đã được kết nối đường ống chính, mọi người dân đều có cơ hội được dùng nước sạch.

Đơn cử như tại xã Ninh Bình, TX Ninh Hòa nhiều hộ dân trong các tổ đã cùng nhau bỏ tiền đầu tư ống dẫn nước sạch để giảm bớt chi phí lắp đặt. Ông Nguyễn Hùng, cán bộ Nông nghiệp - Giao thông - Thuỷ lợi xã cho biết: “Nhu cầu dùng nước sạch của người dân tại địa phương ngày càng cấp thiết, bởi nguồn nước ngầm ngày càng ô nhiễm, nhất là các giếng nước hầu như bị nhiễm phèn.

Nay, trên địa bàn đã có công trình cung cấp nước sạch Bình - Quang - Hưng. Vì vậy chúng tôi đã vận người dân trong từng tổ hoặc từng xóm cùng nhau góp vốn để giảm bớt chi phí đầu tư đưa nước sạch về dùng.

Ông Nguyễn Văn Sử, xã Ninh Thân không giấu được niềm vui, chia sẻ:“Từ nay gia đình tôi không còn thấp thỏm cảnh thiếu nước sinh hoạt. Mặc dù bỏ tiền đầu tư đấu nối đường ống và đồng hồ nước nhưng đổi lại được dùng giá nước thấp, mỗi tháng tiết kiệm khoản chi tiêu khá lớn”.

Được người dân thống nhất cách làm, cách đóng kinh phí, Trung tâm Nước sạch - VSMT nông thôn của tỉnh đã phối hợp địa phương thực hiện. Người dân tự đào đắp đất đường ống, Trung tâm cử nhân viên đến lắp đặt dưới sự giám sát của cộng đồng”.

Cách làm này được nhiều người dân hưởng ứng, hàng trăm triệu đồng được huy động từ người dân tham gia để lắp đặt đường ống, đồng hồ và phụ kiện khác vào hộ gia đình để dùng nước sạch..

Anh Lê Văn Lễ, thôn Tuần Thừa, một trong những hộ tham gia góp vốn để lắp đặt đường ống nhánh dẫn nước sạch ở tổ 6, xã Ninh Bình cho biết: “Nhờ có sự thống nhất của các thành viên trong tổ (gồm 10 người), mỗi hộ chỉ đóng góp 1,5 triệu đồng, lắp đặt đường ống nhánh có chiều dài 130 m, mà gia đình tôi đã có nước sạch để dùng.

Mỗi tháng trung bình gia đình 5 người sử dụng từ 10 - 20 khối nước, tính ra chưa tới 100 ngàn đồng, nhưng sức khoẻ gia đình đã được đảm bảo hơn khi dùng nước giếng bị nhiễm phèn”.

Tương tự, xã Ninh Thân có khoảng 600 hộ dùng nước sạch và nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng dùng nước sạch, chính quyền nơi đây còn vận động người dân tự bỏ công lao động đào đắp đường ống để giảm chi phí đóng góp; cán bộ kỹ thuật chỉ đến lắp đặt đồng hồ và đường ống dẫn nước. Việc làm này được người dân hết sức hưởng ứng.

Ông Phan Danh Tám, trưởng thôn Định Mỹ, xã Ninh Thân cho biết, để những hộ ở xa đường ống chính có nguồn nước sạch, thôn đã vận động 34 hộ ở xóm Gò Càn tự đóng góp kinh phí để mở rộng mạng cấp nước. Mỗi hộ chỉ bỏ từ 1,6 - 1,8 triệu đồng để lắp đặt đường ống dẫn nước với chiều dài 757 m. Đến nay các hộ này đã có nước sạch để dùng.

Kim Sơ
Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm406
  • Hôm nay60,374
  • Tháng hiện tại765,487
  • Tổng lượt truy cập90,828,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây