Tận tình với nông dân
Gặp chúng tôi ở cổng UBND xã Mỹ Thắng với bộ quần áo dính đầy bùn đất, chân đi ủng, anh Tụ cười hiền bảo, anh vừa ra đồng hướng dẫn bà con chăm sóc hoa màu vụ đông. Rồi anh chỉ những chiếc ô tô đang nườm nượp ra vào: "Khu đất đó mấy năm trước nghèo lắm, bây giờ ai cũng nhà cao cửa rộng, có ô tô chở hàng đi bán ở các vùng khác, đó là nhờ bà con đã chuyển từ nghề may thủ công truyền thống thành may công nghiệp hàng hóa quần áo, chăn, ga, gối, đệm…".
Anh Tụ (đứng) hướng dẫn hội viên may. |
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh xã, anh Tụ bảo, làm công tác nông vận phải nắm được tình hình từng hộ ND trong xã, phải biết địa phương mình có thế mạnh về cái gì để giúp bà con định hướng làm kinh tế.
Trên trục đường chính của xã Mỹ Thắng, nhà nào cũng có cửa hàng, chúng tôi ngỡ như lạc vào một khu chợ. Nhà chuyên về quần áo mùa đông, nhà chuyên về quần áo trẻ em, nhà lại chuyên chăn ga, gối, đệm... Anh Tụ bảo, nhờ nghề may nên thu nhập của người dân trong xã khá dư dả .
Hội viên ngày một tăng
Đưa chúng tôi đến thăm ngôi nhà khang trang ngay trung tâm xã - tiệm may Anh Thái, anh Tụ giới thiệu: "Đây là nhà của chị Trần Thị Thảo- chủ xưởng may Anh Thái- một trong những cơ sở may lớn ở Mỹ Thắng".
Chị Thảo cho biết: "Nhà nghèo, tôi phải bỏ ước mơ đến giảng đường đại học. Được anh Tụ chỉ bảo, tôi xin làm thuê cho các xưởng may lớn trong xã. Ban đầu chỉ là chân quét dọn, rồi may những thứ đơn giản như vỏ gối. Trong quá trình làm, tôi học nghề, chỗ nào không biết thì hỏi. Tay nghề của tôi dần khá lên".
Chị Trần Thu Trang cũng dành cho ông chủ tịch của mình những lời tốt đẹp: "Bất cứ lúc nào, hội viên cần là anh Tụ có mặt ngay, không quản mưa nắng, sáng tối...".
Trò chuyện với chúng tôi nhưng anh Tụ liên tục xin ngắt lời để nghe điện thoại của bà con trong xã gọi tới nhờ hướng dẫn kỹ thuật trồng cây, chữa bệnh cho cá…. ND tìm đến anh vì họ tin cậy, và anh sẵn sàng tư vấn cho họ những cách làm đạt hiệu quả cao.
Chị Trần Thị Thảo
Hỏi về công việc của ông chủ tịch, anh Tụ chia sẻ: "Bà con trong xã mải với công việc đồng áng, làm ăn nên trước đây không mấy người tham gia sinh hoạt Hội. Tôi thấy, muốn tập hợp ND vào Hội, trước hết hội phải giúp họ phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Đến nay, Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho ND vay 3 tỷ đồng và với Ngân hàng NNPTNT vay 20 tỷ đồng. Hàng năm, Hội ND mở lớp học nghề nuôi trồng thủy sản, trồng cây cảnh, may... để giúp ND nâng cao tay nghề”.
Anh Tụ cho biết thêm, Hội cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của hội viên ND. Hội viên ốm đau, gia đình có việc hiếu hỉ, cán bộ hội đến chia sẻ, có quà… Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong ND cũng là hoạt động thường xuyên của Hội để ND giao lưu, giải trí sau những ngày lao động. Nhờ những hoạt động thiết thực này mà ND tham gia sinh hoạt hội ngày một tăng, từ 1.700 hội viên năm 2009 nay tăng lên gần 3.000 hội viên (toàn xã có trên 2.000 hộ). Tỷ lệ hộ nghèo từ 7% (năm 2009) giảm xuống 4%, hiện nay.
Lan Dương - Trang Lê
danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã