Học tập đạo đức HCM

Nhà văn hóa xã cần “mềm” hơn trong thực hiện tiêu chí

Thứ bảy - 21/07/2012 01:38
Không hoạt động, hoạt động không đúng chức năng hoặc không hết công năng sử dụng đang là vấn đề của nhiều nhà văn hóa xã hiện nay. Tuy nhiên, trong Bộ tiêu chí Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã đạt chuẩn phải có nhà văn hóa xã theo đúng chuẩn quốc gia. Trong khi đó, số nhà văn hóa xã toàn tỉnh Quảng Bình mới chỉ dừng lại ở con số 29, (trong đó phần lớn đang ở dạng kết hợp hội trường UBND xã) và chưa có nhà văn hóa xã nào đạt chuẩn theo quy định.
Hoán đổi chức năng, hoạt động chưa hết công suất
 
Xây dựng từ năm 2005, với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà văn hóa xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) được thiết kế 2 tầng. Đến xã Nhân Trạch hôm nay thật khó nhận ra đâu là nhà văn hóa xã vì trước cổng bày bán hàng lộn xộn. Hội trường lớn - nơi từng diễn ra các hoạt động văn hóa được ngăn ra thành 8 phòng, mỗi phòng từ 10m2 - 15m2 để khối các ban ngành, đoàn thể về đây làm việc! Được biết, toàn huyện Bố Trạch chỉ có duy nhất nhà văn hóa xã Nhân Trạch được xây dựng theo đúng nghĩa và độc lập, riêng biệt. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, nhà văn hóa xã đã trở thành nhà "đa chức năng”, nhưng lại không có không gian dành cho các hoạt động văn hóa.
 
Quảng Lộc là 1 trong 2 xã ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) có nhà văn hóa xã được xây dựng độc lập. Tuy nhiên, các hoạt động ở đây phần lớn là hội họp. Chức năng hành chính "lấn át” chức năng tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao; chức năng nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho người dân. Ông Phan Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết: "Thực tế lâu nay, ngay cả kết hợp, lồng ghép nhiều nội dung hoạt động tại hội trường UBND xã cũng chỉ mới hết khoảng 1/5 công suất chứ chưa nói đến các địa phương vừa có nhà văn hóa lẫn hội trường UBND xã”.
 
Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ra ngày 22-12-2010 quy định: Trung tâm Văn hóa- Thể thao (TTVH-TT) xã phải có diện tích đất tối thiểu 2.500m2, hội trường văn hóa đa năng trên 250 chỗ ngồi đối với vùng đô thị, đồng bằng. Và con số tương ứng đối với vùng miền núi, hải đảo là 1.500m2 và 200 chỗ ngỗi. Hội trường phải có 5 phòng chức năng: hành chính; đọc sách, báo, thư viện; thông tin truyền thanh; câu lạc bộ hoặc phòng tập các môn thể thao đơn giản được trang bị đầy đủ thiết bị phù hợp. Để vận hành TT VH-TT của xã với quy mô như vậy, tổ chức bộ máy cũng phải tương ứng, gồm: Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ không chuyên trách là những người đã qua đào tạo, tập huấn về các lĩnh vực có liên quan. Nhiều địa phương đang phải "rướn” sức theo quy định mẫu này. Ông Trương Đình Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) cho biết: "Trụ sở làm việc của UBND xã xây từ năm 2006 trả chưa hết nợ, giờ vẫn còn dở dang. Trước mắt, chúng tôi đang tập trung nguồn lực xây trường học đạt chuẩn, làm hệ thống đường, mương bê tông chứ chưa dám nghĩ đến xây nhà văn hóa xã”.
 
"Mua” bài học về sự lãng phí?
 
Theo ông Lê Hùng Phi, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Quảng Bình: "Nhà văn hóa của thôn bắt buộc phải có, đó là nơi hết sức quan trọng vì nó gắn với khu dân cư. Còn nhà văn hóa xã có cần thiết phải xây dựng riêng bên cạnh hội trường UBND xã đã có sẵn hay không, nhất là trong điều kiện khó khăn hiện nay? Nên chăng, chúng ta sử dụng "vỏ” vật chất hội trường UBND xã, có thể mở rộng, đầu tư các thiết bị phù hợp... như vậy đỡ lãng phí, tốn kém hơn.
 
Thiết chế văn hóa phải gắn với kinh phí (bao gồm cả kinh phí xây dựng và kinh phí hoạt động), con người và phong trào. Nếu như xây nên nhà văn hóa bề thế mà không có con người xứng tầm để điều hành, không có kinh phí hoạt động và phong trào ở đó không rầm rộ, nhà văn hóa cũng sẽ dần đi vào guồng quay cũ. Việc xây dựng nhà văn hóa cần căn cứ vào mật độ dân cư, cơ sở hạ tầng, phong tục tập quán, nhu cầu được thông tin và hưởng thụ văn hóa của quần chúng nhân dân tại địa bàn đó. Vậy nên, liệu có áp đặt một cách chủ quan, duy ý chí khi đầu tư một khoản tiền lớn cho nhà văn hóa xã trong khi nhiều yêu cầu bức thiết đang đặt ra trong điều kiện các địa phương còn khó khăn? Khi nhà văn hóa xã chưa phải là nhu cầu tự thân đối với các hoạt động văn hóa, thể thao ở địa bàn khu dân cư hiện nay, khi mà hệ thống nhà văn hóa thôn, bản chưa sử dụng hết công năng? Bởi vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng, để tránh việc phải "mua” bài học về sự lãng phí với cái giá quá đắt trong câu chuyện xây dựng nhà văn hóa xã.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại719,407
  • Tổng lượt truy cập90,782,800
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây