Học tập đạo đức HCM

Nhập khẩu rau, quả tăng gần 300%

Thứ sáu - 10/10/2014 11:53
Tuy thu về trên 1 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng rau, quả tăng 47,4%, nhưng 8 tháng 2014, Việt Nam cũng nhập khẩu mặt hàng này trên 772 triệu USD, tăng 299,57% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu hàng rau quả từ các thị trường như Thái Lan, Trung Quốc, Myanma, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nam Phi… Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương (VITIC) cho biết.

Nhập khẩu rau, quả tăng gần 300%

Thái Lan, Trung Quốc và Myanmar là 3 thị trường có kim ngạch NK rau, quả lớn nhất

Thái Lan là thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu lớn nhất với 125,1 triệu USD, tăng 166,82% so với 8 tháng năm 2013.

Thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ hai là Trung Quốc với 83,8 triệu USD, tăng 91,55% so với cùng kỳ.

Việt Nam nhập từ thị trường Trung Quốc chủ yếu là bí đỏ, cà chua tươi, khoai tây, rau cải bắp tươi; xoài, táo quả tươi, nho tươi… tại các cửa khẩu Lào Cai; Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn); Cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng).

Thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều thứ ba là Myanmar đạt 42,1 triệu USD, tăng 755,49% - đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.

Nhìn chung, trong 8 tháng 2014, hàng rau quả nhập khẩu từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương.

Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2013, trong 8 tháng 2014, nhập khẩu hàng rau quả còn nhập thêm từ các thị trường mới như New Zealand, Nam Phi, Ấn Độ, Hàn Quốc, Israel với kim ngạch đạt lần lượt 6,6 triệu USD; 4,4 triệu USD; 3,1 triệu USD; 2,7 triệu USD và 1,9 triệu USD.

Bộ NN&PTNT mới ban hành Thông tư 30/2014 (có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2015) quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, danh mục bắt buộc phải kiểm dịch bao gồm các loại cây, các sản phẩm của cây, các loại nấm, kén tằm, các loại côn trùng phục vụ cho công tác giám định…

Các vật thể được miễn phân tích nguy cơ dịch hại trong các trường hợp là giống cây trồng phục vụ nghiên cứu khoa học, hoặc sinh vật có ích phục vụ nghiên cứu khoa học.

Việc nhập khẩu các vật thể nêu trên phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.

Việt Nam nhập khẩu 459 triệu USD dầu thực vật

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 459,4 triệu USD dầu thực vật, tăng 14,16% so với cùng kỳ năm 2013.

Chúng ta nhập khẩu dầu thực vật từ các thị trường như Malaysia, Indonesia, Argentina, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Chile… trong đó Malaysia là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 73,6% tổng kim ngạch, tương đương với 338,5 triệu USD, tăng 23,62% so với cùng kỳ.

Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Indonesia với 54,3 triệu USD, nhưng so với 8 tháng năm 2013 lại giảm 8,8%.

Là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ ba sau thị trường Malaysia và Indonesia, nhưng tốc độ nhập khẩu từ thị trường Argentina lại tăng vượt trội, tăng 88,13%, tương đương với 20,6 triệu USD.

Ngoài 3 thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập dầu thực vật từ các thị trường như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Chile, Thái Lan, Hàn Quốc…

Nhìn chung, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8/2014, nhập khẩu dầu thực vật từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 54,5%.

Theo Hà Anh/VGP

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập479
  • Hôm nay34,165
  • Tháng hiện tại739,278
  • Tổng lượt truy cập90,802,671
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây