Học tập đạo đức HCM

Nhiều hướng đi trong phát triển

Thứ ba - 27/01/2015 20:11
(TTH) - Phong Chương (Phong Điền) là vùng đất Cách mạng trong kháng chiến, hai lần được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Công an nhân dân. Trong xây dựng cuộc sống mới hôm nay, người dân Phong Chương vượt khó vươn lên làm giàu...

Tìm được hướng đi đúng

Là một xã điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhờ nỗ lực, hợp sức đồng tâm, chính quyền và người dân Phong Chương đã phát huy tối đa nội lực tập trung phát triển kinh tế. Năm 2014 là một năm no đủ của người dân. Với diện tích trồng lúa 900 ha, sản xuất cả hai vụ đông xuân - hè thu, đầu tư thâm canh đưa giống chất lượng cao vào sản xuất, năng suất lúa đạt 58 tạ/ha, sản lượng cả năm đạt trên 10 nghìn tấn, tăng 1,2 nghìn tấn so với năm 2013. Xã tập trung phát triển trang trại, gia trại với mô hình đàn heo trên 100 con kết hợp nuôi bò, gia cầm. Hiện nay thu nhập bình quân của Phong Xuân trên 17 triệu đồng/người, xấp xỉ đạt chuẩn thu nhập nông dân (18 triệu đồng/người). Xã cũng đã đưa vào sử dụng 10 ha phục vụ sản xuất hoa màu ngắn ngày, như trồng ném, ớt cao sản và một số loại hoa màu có giá trị kinh tế cao.
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, chính quyền xã Phong Chương luôn chú trọng thúc đẩy văn hóa - xã hội và đạt được những tiến bộ đáng kể. Một trường trung học cơ sở và trạm y tế được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 97%, số hộ nghèo giảm xuống còn 200 hộ. Các chương trình đào tạo nghề và an sinh xã hội được chú trọng.
Phát triển đồng bộ, phát huy sức dân, khai thác tối đa nội lực là hướng đi đúng để Phong Chương từ một xã nghèo của huyện vươn lên làm giàu và đang trên đà trở thành một xã điển hình về làm ăn kinh tế.
 Vươn lên

Chuẩn bị xuống giống cho vụ đông xuân

 
 Từ một xã chuyên canh cây lúa chuyển sang sản xuất nông nghiệp kết hợp mô hình chăn nuôi tổng hợp VACR (vườn - ao - chuồng - rừng) là một đột phá của Phong Chương, trong đó nhiều mô hình chăn nuôi đã đem lại thu nhập trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm cho nhiều hộ dân trong xã.
Ông Nguyễn Thế Giáp, Chủ tịch UBND xã Phong Chương cho biết: Sau bốn năm thực hiện phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, toàn xã đã có 35 trang trại và hàng trăm gia trại sản xuất hiệu quả. Nhiều hội viên nông dân trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi. Hiện xã đang quy hoạch thêm 32 héc ta mở rộng và phục vụ chăn nuôi.
Anh Nguyễn Ngọc Bản, thôn Đại Phú là một nông dân trẻ, với sự cần cù cộng với tinh thần dám nghĩ, dám làm đi tiên phong trong phong trào lập trang trại chăn nuôi của xã. Với diện tích cát nội đồng toàn xã gần 1.500 ha anh Bản nhìn ra đây là lợi thế lớn trong phát triển trang trại và gia trại. Anh bắt tay vào xây dựng mô hình chăn nuôi heo. Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, mọi việc còn bỡ ngỡ, việc vay vốn khó khăn nên anh chỉ nuôi khoảng chục con heo thịt. Nhờ chịu khó học hỏi, vừa sản xuất vừa đầu tư, anh dần dần mở rộng mô hình gia trại thành trang trại như hôm nay. Sau sáu năm thành lập trang trại, hiện trung bình mỗi năm anh xuất chuồng trên 250 con heo thịt, trọng lượng trên 90kg/con, thu lãi hơn 90 triệu đồng. Từ chỗ phải mua heo giống, nay trạng trại của anh lúc nào cũng có 2-3 con heo nái F1- siêu thịt, tự cung cấp con giống cho trang trại của mình.
Đến thăm gia đình chị Trần Thị Diệu Hương, thôn Lương Mai chúng tôi hết sức ấn tượng với cơ ngơi khang trang của vợ chồng chị. Trong nhà máy gặt, máy cày… đầy đủ cả. Ngoài sản xuất nông nghiệp, chị Hương còn đầu tư mua một xe ô tô 16 chỗ để cho thuê dịch vụ cưới hỏi, du lịch... Gia đình chị Hương giờ là một trong những hộ khá giả của xã, với thu nhập bình quân lên đến 200 triệu đồng mỗi năm.
Mô hình trồng sen nuôi cá của ông Trần Văn Qúy, thôn Ma Nê bước đầu đưa lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Ông quý đã mạnh dạn sử dụng 5 héc ta đất để đào ao thả cá, chủ yếu là nuôi cá lóc. Theo ông, cá lóc ăn tạp dễ nuôi, mỗi lứa nuôi khoảng 2 - 2,5 tháng là có thể bán và thu về trên 20 triệu đồng tiền lãi.  
Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, cùng với sự quyết tâm không ngại gian khó, người dân Phong Chương đã tìm được hướng đi phù hợp trên chính mảnh đất của mình, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Theo: baothuathienhue.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại718,456
  • Tổng lượt truy cập90,781,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây