Học tập đạo đức HCM

Niềm vui dưới những mái nhà tình thương

Thứ tư - 14/05/2014 06:06
Những năm qua Hội Nông dân TP.HCM phối họp với các đơn vị đã vận động tiền của xây dựng và sửa chữa hàng trăm căn nhà dột nát, nhà tạm giúp hội viên nông dân (ND) nghèo.
Từ chương trình này, nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo và con cái có điều kiện được đi học đầy đủ... 

Thoát nghèo vì có nhà kiên cố

Là một trong những người được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, ông Nguyễn Văn Là (ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) tâm sự: Gia đình có 8 đứa con, vợ chồng ông chủ yếu làm nông nên thiếu thốn đủ bề. 

Căn nhà của gia đình ông trước đây chỉ là căn nhà tạm bợ được lợp bằng mái tôn cũ và giấy dầu nên bị thủng, dột khắp nơi, mỗi lần mưa xuống là hầu như mọi người trong nhà đều bị ướt. Hai vợ chồng ông làm lụng vất vả, cố kiếm đủ 2 bữa cơm cho cả nhà chứ không có điều kiện sửa sang nhà cửa. 

Nhiều nông dân TP.HCM đã có cuộc sống ổn định sau khi được trao tặng nhà tình thương.
Nhiều nông dân TP.HCM đã có cuộc sống ổn định sau khi được trao tặng nhà tình thương.

Đến năm 2011 gia đình ông Là được Hội Nông dân thành phố cùng các đơn vị hỗ trợ kinh phí sửa lại căn nhà, từ đó không còn lo lắng nhà dột nữa. Vợ chồng ông cũng yên tâm làm việc, cuộc sống ổn định và con cái ai cũng được học hành đầy đủ. 

Còn ông Nguyễn Văn Tâm (hội viên nông dân ngụ xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ) cho biết trước đây nghề chính của ông là bắt cua, bắt ốc kiếm sống qua ngày. Mọi sinh hoạt của gia đình đều dưới căn nhà lá dột nát, gia đình luôn mơ ước có một căn nhà kiên cố để con cái có chỗ học cho đàng hoàng. 

“Năm 2011 gia đình tôi được xét cấp nhà tình thương, rồi tôi lại được giới thiệu vào tổ thu gom rác. Tôi rất vui mừng và có thêm động lực để nuôi con ăn học. Đến nay cuộc sống gia đình đã ổn định, con gái cũng học xong ra trường có việc làm” - ông Tâm vui vẻ chia sẻ. 

Tương tự hộ ông Phạm Văn Quân (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) sau khi được thành phố xây dựng nhà tình thương, bên cạnh đó còn được hỗ trợ vay vốn sản xuất, đã có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo…Và còn nhiều hộ gia đình khác sau khi được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình thương cũng đã có cuộc sống ổn định, con cái được học hành đầy đủ. 

Vận động sự chung tay của xã hội

Theo ông Nguyễn Văn Phụng - Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, hiện nay nhu cầu về nhà ở tại khu vực nông thôn là rất lớn, nhiều nông dân còn nghèo và chưa có điều kiện để xóa nhà tạm, dột nát. Theo thống kê tại thành phố còn trên 3.000 căn nhà tạm, dột nát cần được xóa, chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, do đó rất cần sự chung tay của xã hội để thực hiện chương trình này. 

Ông Phụng cho biết Thành ủy đã có chỉ đạo Hội phối hợp với Ủy ban MTTQ thành phố, các quận, huyện và các tổng công ty hỗ trợ thực hiện chương trình xóa nhà tạm, dột nát, hộ nghèo trên địa bàn thành phố.

Theo Sở NNPTNT TP.HCM, tính đến nay, tại 56 xã xây dựng NTM của TP.HCM đã xóa trên 730 căn nhà tạm, dột nát. Trong đó tại 6 xã điểm đã hỗ trợ xóa 430 căn nhà tạm, dột nát, hỗ trợ xây dựng 81 nhà tình nghĩa, nhà tình thương, hiện tại 6 xã này đã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Trong 50 xã còn lại mới đưa vào xây dựng NTM còn 3.406 căn nhà tạm, dột nát mà thành phố đang huy động mọi nguồn lực xã hội, các ban, ngành chung sức xóa hết.

Ông Phụng cho biết thêm, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thành hội thực hiện chủ yếu nằm trong Chương trình “Tết làm điều hay vì nông dân nghèo” do Thành hội và Đài Truyền hình thành phố tổ chức. Những năm qua chương trình đã nhận được sự đóng góp lớn của xã hội, đặc biệt là các ngân hàng. 

Riêng năm 2014, chương trình vận động được trên 23 tỷ đồng để chăm lo cho nông dân nghèo. Theo kế hoạch, số tiền này được sử dụng để xây dựng 538 căn nhà tình thương và trao thẻ bảo hiểm y tế, trao học bổng cho con em nhà nông. Trong đó đơn vị có đóng góp lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) với số tiền tài trợ 20 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa trên 500 căn nhà tình thương. 

Được biết từ đầu năm đến nay một số căn nhà tình thương đã được xây dựng và trao tặng cho các hộ hội viên nông dân nghèo. Hiện nay Hội ND đang tiếp tục thẩm định, kiểm tra hồ sơ, đối tượng được các quận, huyện đề nghị xây dựng nhà tình thương để đẩy nhanh tiến độ trao nhà tình thương trong năm 2014. 
Nguyễn Hữu
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập326
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm324
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại814,852
  • Tổng lượt truy cập90,878,245
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây