Học tập đạo đức HCM

Nỗi niềm những người truyền thụ kiến thức nông thôn mới

Thứ ba - 12/06/2012 10:59
Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) như một “làn sóng” đang lan toả khắp mọi vùng miền của đất nước. Vậy nhưng, để người nông dân hiểu “bà con mới là chủ thể đích thực của NTM, được hưởng thành quả từ chương trình này” không phải dễ.
         Bài 1: Những chuyện chưa kể

      Để có góc nhìn đa chiều về hình ảnh những người thầy truyền thụ kiến thức nông thôn mới cũng như hiểu hơn sự nhiệt huyết của họ với nông dân, chúng tôi quyết định “mục sở thị” Trung tâm Bồi dưỡng kiến thứcĐào tạo nghề cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc.
 
“Dụ” nông dân đến lớp

         Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có nhiều chính sách táo bạo trong công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ phong trào “khoán chui” của cố Bí thư Kim Ngọc, làm tiền đề cho Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, đến cách đi trước đón đầu về nghị quyết “tam nông” (năm 2003, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết 03 về phát triển nông nghiệp, nông thônnâng cao đời sống nông dân để đến Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa X, ban hành Nghị quyết 26 về vấn đề này). Giờ đây, chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM cũng gặt hái được nhiều kết quả. 
 
          Nhiều năm tác nghiệp trên vùng đất này, chúng tôi đã được chứng kiến sự thay da đổi thịt ở nhiều địa phương.điều quan trọng hơn, nhận thức của người dân về phát triển kinh tế đã thay đổi, bởi thế mà đi đâu, họ cũng truyền tai nhau những câu chuyện về XDNTM.
Trước kia, cán bộ thông báo rồi “bắt” đến lớp học nhưng ai cũng ngại bởi họ nghĩ, đi học chỉ tốn thời gian mà chẳng kiếm ra tiền. Nhưng không biết từ khi nào, họ thấy “nghiện” những bài giảng của cán bộ Trung tâm Bồi dưỡng kiến thứcĐào tạo nghề cho nông dân, giờ đây, chỉ mong có những lớp học như thế mở ở địa phương để đăng ký tham gia.

           Đồng chí Trần Ngọc Thành, Trưởng phòng Hướng nghiệp, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thứcĐào tạo nghề cho nông dân tâm sự, “dụ” được nông dân đến lớp đã khó, làm cách nào để họ tiếp thu tốt bài giảng càng khó hơn. Điều quan trọng là phải có cách truyền đạt phù hợp, dễ hiểu.

          Anh Thành kể, một lần anh đi giảng bài ở thôn Đá Đứng (xã Quang Yên, huyện Sông Lô), lúc đến hội trường thấy có gần 100 người tham dự. Anh như mở cờ trong bụng vì nghĩ người dân đang thực sự cần kiến thức nhưng sau nửa thời gian giảng say sưa, anh mới biết, thì ra đa phần bà con đi học chỉ để lấy tiền phụ cấp. Thành nhanh chóng biến nửa buổi học còn lại thành buổi toạ đàm gắn giữa lý thuyếtthực tiễn, nhắm trúng tâm lý người dân nên không khí buổi học rất sôi nổi.
 
           Giờ đây, không chỉ người dân Đá Đứng mà những địa phương anh đã từng giảng bài, ai cũng nhớ, nhiều người ham học, mê giảng còn theo anh đến lớp học được tổ chức ở các địa phương khác.

Lội mưa, vượt dốc giảng bài

            Hiểu rõ đối tượng học viên của mình là nông dân, trình độ nhận thức, độ tuổi khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức được học, trong quá trình giảng dạy, giáo viên của Trung tâm phải giảng bài sao cho phù hợp với từng vùng, địa phương. Không chỉ truyền thụ cho nông dân kiến thức sản xuất, giáo viên còn cập nhật đầu ra sản phẩm, giá cả nông sản thị trường để cung cấp cho bà con, giúp họ hiểu sản xuất ra để bán thu lãi, chứ không phải tự cấp, tự túc.

           Nhớ lại năm 2011, Trung tâm khi ấy được UBND tỉnh giao chỉ tiêu mở gần 100 lớp bồi dưỡng kiến thức cho nông dân. Cả cơ quan, ai cũng lo không hoàn thành nhiệm vụ.

           Thế rồi, lãnh đạo đi trước, cán bộ theo sau, cả hệ thốngo guồng như bị “say việc”. Bắt đầu từ những bài giảng bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, tập trung giới thiệu 3 vấn đề chính: XDNTM để làm gì, cho ai, tại sao phải XDNTM? Nội dung 19 tiêu chí XDNTM. Quá trình xây dựng NTM cần làm những công việc gì, ai làm? Kết quả là nông dân đã hiểu rõ hơn về NTM, vai trò, trách nhiệm của mình trong XDNTM, nhất là các vấn đề của địa phương cần giải quyết ngay. Sau các lớp học này, người dân có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường, việc huy động nguồn lực trong dân để làm đường giao thông, các công trình phúc lợi khác cũng dễ dàng hơn.

           Vũ Thị Thuỳ chẳng bao giờ quên giây phút “thót tim” trong lần về giảng bài tại xã Quang Yên. Những ngày tháng 7, trời Sông Lô mưa rả rích suốt ngày đêm, đường đất trơn trượt, đi lại khó khăn. Muốno thôn Đồng Lùng phải lên dốcchỉ có cách đi bộ. Loay hoay mãi không biết gửi “con ngựa sắt” ở đâu, Thuỳ đành nổ máy dắt bộ. Cuối cùng cô cán bộ trẻ cũng vượt qua con dốc, kịp lên lớp giảng bài.

            Đỗ Thị Luyện lại có kỷ niệm đáng nhớ khác khi đến lớp học tại xã Đồng Quế, huyện Sông Lô. Lần đầu tiên được giao nhiệm vụ đứng lớp, “cô giáo” trẻ ấp ủ bao điều muốn truyền đạt đến người dân. Sáng hôm đó, cô dạy từ 5 giờ sáng chuẩn bị đến lớp cho kịp giờ, nhưng chiếc xe máy bỗng nhiên “đổ bệnh”. Giữa đồng không, nhà trống, chẳng còn cách nào khác, Luyện phải dắt bộ. Đến được thôn, mồ hôi nhễ nhại, lên lớp muộn giờ với hàng trăm con mắt đang dõi theo, chờ đợi làm cô giáo càng thêm cảm kích, giảng bài hăng say hơn.

            Để đem kiến thức đến với nông dân, những cán bộ trẻ như Thành, Luyện, Thùy... đã phải nỗ lực rất nhiều.chỉ bằng tâm huyết nghề nghiệp, khát khao vun đắp, xây dựng quê hương ngày càng phát triển, mới giúp họ đến gần với nông dân đến thế.
Theo kienthuctamnong

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập407
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm406
  • Hôm nay51,917
  • Tháng hiện tại757,030
  • Tổng lượt truy cập90,820,423
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây