Học tập đạo đức HCM

Nông dân Tây Nguyên “mắc kẹt” với mắc ca: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ hai - 19/09/2016 06:53
Mấy năm trước, người dân Tây Nguyên hồ hởi với dự án trồng cây mắc ca (macadamia), coi đây là “cây tiền tỉ” giúp họ đổi đời. Hàng chục nghìn hecta mắc ca được người dân trồng, chăm bón. Nhưng trái với kỳ vọng, sau 5 năm chăm bón, những cây mắc ca này trơ ra không chịu cho quả. Trước nhiều ý kiến trái chiều, Bộ NNPTNT dè dặt chỉ phê duyệt diện tích trồng 10.000ha mắc ca từ nay đến năm 2020, thay cho 200.000ha như dự kiến. Trong khi đó, nếu được đầu tư bài bản, cây mắc ca có thể mang lại thu nhập “khủng” cho nông dân.

Chết” ngay từ khâu giống

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thẳng thắn bày tỏ: Cây mắc ca là cây có giá trị kinh tế cao. Nếu đầu tư đúng cách, chăm bón đúng kỹ thuật và tìm được đầu ra, thì giá trị kinh tế mang lại không kém cây càphê và hồ tiêu, 1ha cây mắc ca có thể cho 3-4 tấn hạt thô, trong khi đó, mỗi kg hạt thô có thể bán với giá từ 3-4USD.

Mặc dù cây mắc ca có giá trị kinh tế như vậy, nhưng nhiều năm qua, nông dân trồng nhiều nhưng vẫn chưa thể “đổi đời”, thậm chí có nơi còn phải chặt bỏ trong thua lỗ. Ông Trần Vinh cho rằng, đó là do lặp lại các sai lầm kép: Không những bởi đầu tư không theo quy hoạch, không qua nghiên cứu, mua giống tràn lan và trồng “không đúng đất”. Trong khi đó, cây mắc ca là loại cây khó tính, không phải vùng đất nào của Tây Nguyên cũng thích hợp. “Mắc ca là cây á nhiệt đới, yêu cầu độ ẩm cao, đất dày. Cây này đòi hỏi được chăm sóc đúng kỹ thuật. Nhiều nông dân trồng cây này đã thất bại vì không nắm vững đặc tính này” - ông Trần Vinh khẳng định.

Theo ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội mắc ca Việt Nam, người dân Tây Nguyên vướng phải vấn đề mắc ca không ra quả, là vì nông dân ham rẻ mua cây giống trôi nổi ngoài thị trường với giá 25.000 đồng/cây. Đây là cây giống tự sinh (gieo từ hạt), hoặc được ghép từ các cành không đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó, giống cây ghép theo tiêu chuẩn đòi hỏi kỹ thuật cao, chất lượng đảm bảo có giá khá cao (70-80.000 đồng/cây). Mặt khác, một số người mua cây giống đạt chuẩn, nhưng lại trồng trên đất không thích hợp, nên cây đã kông cho thu hoạch.

Ông Huỳnh Ngọc Huy cho rằng, hiện nay có 8 tỉnh thích hợp để trồng cây mắc ca, trong đó có 5 tỉnh ở Tây Nguyên gồm: Đắc Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và 3 tỉnh ở phía Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Ngoài ra, có thể nghiên cứu để trồng mắc ca tại 1 số vùng của huyện Ba Vì (Hà Nội). “Thực tế là vùng Ba Vì đã có trồng cây mắc ca nhập từ nước ngoài về, nhưng do được chăm sóc không đúng kỹ thuật, nên không cho kết quả”- ông Huy nói.

Không thể để nông dân “tự bơi”

Theo ông Trần Vinh, hiện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên có hơn 20 giống mắc ca, trong đó H2, OC và 508 là những giống rất triển vọng, cho năng suất cao. Viện cũng đã trồng thử nghiệm cây mắc ca xen với một số loài cây công nghiệp có giá trị trên địa bàn Tây Nguyên như càphê vối, càphê chè, cacao. Tính đến nay tổng diện tích mô hình trồng xen là hơn 15ha. Kết quả bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen. Sau 4-5 năm cho năng suất khoảng 10kg hạt/cây, thậm chí có cây đạt 15kg/cây/năm. Bộ NNPTNT đã công nhận 4 dòng mắc ca gồm: 246; 816; OC; 849 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Krông Năng - Đắk Lắk.

Chiều ngày 13.9, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) - Trưởng ban Chỉ đạo Nghiệp vụ và Truyền thông Mắc ca, chia sẻ: Để giúp bà con đầu tư hiệu quả, nhiều năm qua, Cty CP Him Lam và LienVietPostBank đã phối hợp, hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu trồng mắc ca của người dân, xác định những vùng thích hợp trồng mắc ca. Đồng thời, LienVietPostBank và Cty CP Him Lam đã tích cực triển khai một loạt hoạt động nhằm phát triển cây mắc ca tại Việt Nam như xúc tiến các thủ tục thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam, tổ chức các đoàn thực tế trong nước và các nước hàng đầu về công nghiệp mắc ca như Úc, Trung Quốc, Nam Phi, Mỹ... để tìm hiểu kỹ thuật và thăm dò thị trường.

“LienVietPostBank cũng cam kết cung cấp gói tín dụng ưu đãi trị giá 10.000 tỉ đồng để hỗ trợ nông dân trồng mắc ca cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng, đồng thời phối hợp với các tổ chức bảo hiểm xây dựng phương án bảo hiểm nông nghiệp đối với cây mắc ca. Khi có bảo hiểm, người nông dân không lo bị lâm vào cảnh “trắng tay”, “nay trồng mai chặt” vì không có đầu ra cho sản phẩm. Đáng buồn là nguồn tín dụng này vẫn giải ngân chưa đáng kể cũng vì bà con thích đầu tư tự tung, tự tác” - ông Nguyễn Đức Hưởng khẳng định.

Vậy trách nhiệm của địa phương của cơ quan chức năng ở đâu? Trao đổi với PV Lao Động, ông Huỳnh Ngọc Huy cho rằng, trước hết là do Bộ NNPTNT chưa thấy hết giá trị của loại cây này. “Cây mắc ca vào Việt Nam từ năm 1992, cũng đã gần 20 năm rồi. Vậy Bộ NNPTNT không thể cho rằng thông tin về cây này chưa đầy đủ. Vấn đề là Bộ NNPTNT chưa mạnh dạn, các địa phương trong đó có các Trung tâm khuyến nông và Sở NNPTNT các tỉnh cũng chưa quan tâm, nên cây mắc ca chưa phát huy được hiệu quả, người nông dân đi chệch hướng” - ông Huy thẳng thắn nói.

Còn ông Nguyễn Đức Hưởng không ngần ngại cho rằng, việc cây mắc ca trồng 5 năm không có quả, lỗi không nhỏ ở cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chưa quan tâm, mà để dân tự trồng theo phong trào, thiếu quy hoạch. Bộ NNPTNT lại “quá bảo thủ”.

Theo ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, để cây mắc ca thành cây trồng chủ lực giúp nông dân Tây Nguyên vươn lên thoát nghèo, trong thời gian tới, các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu tạo ra nguồn giống có chất lượng, khảo sát những địa bàn trồng cho năng suất cao nhất, nghiên cứu ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật canh tác. Các địa phương cần quy hoạch vùng trồng và khuyến cáo bà con không nên trồng ồ ạt để tránh rủi ro… Đúng là “mất bò mới lo làm chuồng”!

Theo Khánh Vũ/laodong.com.vn


 Tags: cây mắc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay27,011
  • Tháng hiện tại933,113
  • Tổng lượt truy cập90,996,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây