Lấy người học làm trung tâm
Mô hình nông dân dạy nông dân đang phát huy hiệu quả tại Tuyên Quang. Đ.T
Qua các lớp học nghề do tôi tổ chức, học viên là ND đã tăng giá trị, chất lượng cho sản phẩm chè, thu nhập gia đình được cải thiện. Một số chuỗi giá trị trồng chè bền vững cũng được hình thành sau các lớp học nghề này”. Tiểu giáo viên Phạm Văn Luận
|
Theo chị Minh, bông chít mọc tự nhiên khắp các núi đồi xã Lang Quán. Trước đây, chị Minh thường cùng các chị em đi hái bông chít tươi về bán lại cho thương lái, thu nhập kém. Bây giờ học được nghề làm chổi chít rồi, chị không bán bông chít tươi nữa, mà để làm nguyên liệu bện chổi, thu nhập cũng cao hơn. Hiện mỗi ngày chị Minh làm được 15 – 20 chiếc chổi chít, trừ chi phí nguyên liệu còn lãi 10.000 đồng/chiếc, tính ra lãi cả trăm nghìn đồng/ngày.
Ông Đỗ Trung Kiên – Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ năm 2014, Hội ND tỉnh đã phối hợp với Ban điều phối dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) triển khai Chương trình “ND dạy ND”. Sau 2 năm triển khai, việc dạy nghề cho ND đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã có những hiệu quả rõ rệt.
Trưởng thành từ các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng chè của dự án, anh Phạm Văn Luận ở xã Tân Thành (Hàm Yên) đã trở thành tiểu giáo viên hướng dẫn cho chính người dân thôn bản mình. Anh Luận bày tỏ: “Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn lấy người học làm trung tâm. Ngoài truyền đạt những kiến thức đã được tập huấn, tôi còn có thêm những kiến thức đúc kết từ chính quá trình trồng chè của bản thân, nhất là kinh nghiệm phát hiện sâu bệnh kịp thời”.
Theo anh Luận, bản thân anh là người địa phương nên rất hiểu đặc trưng khí hậu và đặc điểm chất đất của địa phương nên dễ dàng xây dựng bộ tài liệu áp dụng cho địa bàn mình sinh sống. Mặt khác, trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm, anh cũng biết thêm được nhiều kiến thức từ chính các học viên của mình.
Hơn 2.500 ND hưởng lợi
Ông Kiên cho hay: Tiểu giáo viên là các hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi, là những “cầu nối” chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn ND làm giàu nhanh nhất. Thay vì những lý thuyết “đóng khung” sẽ là các phương pháp dạy dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng. Điều đáng nói, các tiểu giáo viên là đồng bào dân tộc tại thôn bản sẽ chủ động được thời gian, sử dụng được ngôn ngữ địa phương (có nơi rất cần thiết), xây dựng bộ tài liệu áp dụng phù hợp cho từng địa phương…
“Đến nay, Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn ra được 40 tiểu giáo viên. Trong 2 năm, các tiểu giáo viên này đã mở được 68 lớp dạy nghề cho 2.516 hội viên ND các xã. Thực hành là chính nên mô hình được đông đảo ND trên địa bàn tỉnh ủng hộ” - ông Kiên cho biết.
Khẳng định những điều kiện thuận lợi, nhưng lãnh đạo Hội ND cũng như các tiểu giáo viên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng chỉ rõ mô hình ND dạy ND còn gặp không ít khó khăn như thiếu công cụ hỗ trợ giảng dạy, giảng viên chưa tự tin nói trước đám đông, còn yếu về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật nên khó khăn trong việc giải thích với học viên… “Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình ND dạy ND. Đồng thời, tăng cường xây dựng những kênh thông tin giúp các tiểu giáo viên tiếp cận dễ dàng với các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để chủ động phối hợp hiêu quả” - ông Kiên chia sẻ.
Theo: Đức Thịnh/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã