Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp năm 2015: Sức bật trong khó khăn 'kép'

Thứ sáu - 01/01/2016 22:27
TP - Năm 2015 là năm có nhiều khó khăn: từ thời tiết, thị trường cho đến nguồn lực. Tuy nhiên, nhờ những giải pháp kịp thời của ngành nông nghiệp nên kết quả xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản trong 12 tháng cán mốc 30,13 tỷ USD.

Khó khăn “kép” với nền nông nghiệp

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sản xuất nông nghiệp trên thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng, tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia, 2015 là năm hiện tượng El Nino diễn ra  thuộc dạng mạnh nhất kể từ năm 1997 - 1998. Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ khẳng định, 95% khả năng hiện tượng El Nino sẽ kéo dài đến giữa tháng 3/2016, được dự báo sẽ gây nhiều thiệt hại. Thời tiết bất thường đã khiến ngành nông nghiệp trên khắp thế giới bị ảnh hưởng. 

Thời tiết cực đoan El Nino đã làm khô cằn, rạn nứt các sông suối, ao hồ và các công trình thủy lợi ở khu vực Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang trong tình trạng khô hạn và 1/3 diện tích khu vực bị nhiễm mặn cao nên sản lượng, năng suất lúa giảm đáng kể. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, nông dân đang bị mất 30-40% sản lượng lúa. Riêng tại những vùng bị nhiễm mặn xâm nhập sâu và kéo dài đến 4%, sản lượng lúa có thể giảm 50%.

Năm 2015, Việt Nam đã ký FTA với Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á-Âu, kết thúc đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bối cảnh hội nhập sâu rộng này đã tạo thêm nhiều cơ hội và cả thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó bao gồm cả ngành nông nghiệp. Hàng nông sản Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường mới, được hưởng các ưu đãi về thuế quan, nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn ở cả thị trường trong và ngoài nước. Trong năm 2015, xuất khẩu các mặt hàng nông sản vốn có thế mạnh của Việt Nam bao gồm: thủy sản, cao su, gạo và cà phê đều gặp khó. Nguyên nhân chính do biến động tỷ giá hối đoái tại các nước nhập khẩu và chính sách phá giá tiền tệ của các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu; lượng tồn kho nhiều mặt hàng còn lớn ở cả nước xuất khẩu và nhập khẩu; các nước nhập khẩu tăng cường các hàng rào kỹ thuật; đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn…

Tận dụng hội nhập, mở rộng thị trường

Trong bối cảnh gặp khó khăn “kép” về thời tiết, thị trường, nguồn lực, nhưng ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua, gặt hái được một số kết quả trong các mặt hàng: Rau quả, gỗ và lúa gạo. Tăng trưởng xuất khẩu ngành rau quả đạt mức 23,4% so với năm 2014, lên mức 1,83 tỷ USD. Nhiều loại trái cây như: nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản…, góp phần giúp cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm thanh long cũng đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận, đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro. Về mặt hàng gỗ, nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và đang chuẩn bị được ký kết, tạo cơ hội mở rộng thị trường cùng với nhu cầu về các sản phẩm gỗ trên thế giới tăng cao đã giúp tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam được cải thiện đáng kể. Đối với ngành lúa gạo, tuy giá trị xuất khẩu ngành suy giảm trong năm 2015, nhưng đã tăng được lượng xuất khẩu gạo chất lượng cao, mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc…

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: “Năm 2015, ngành NN&PTNT vừa phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trước mắt để duy trì tăng trưởng cho sự phát triển chung, vừa phải đổi mới để xây dựng những nền tảng mới cho sự phát triển bền vững, hiệu quả về lâu dài của ngành”. Tư lệnh ngành nông nghiệp cho rằng, dù giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu nông sản năm 2015 chỉ đạt khoảng 70%, nhưng các doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam đã thu được giá trị 20 tỷ USD, tạo ra rất nhiều công ăn, việc làm, thu nhập cho người dân. Xây dựng nông thôn mới cũng đạt rất nhiều kết quả tích cực và trở thành phong trào sâu rộng. Làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn và cải thiện điều kiện sống của hầu hết người dân nông thôn. Dự kiến đến hết năm 2015, có 1.500 xã, tức là 16,8% số xã đạt 19 tiêu chí.

Bộ trưởng Cao Đức Phát dự báo, hiện tượng El Nino còn gây ảnh hưởng tới giữa năm 2016 nhưng đáng lo ngại sau đó là hiện tượng La Nina thường xuất hiện với các hiện tượng cực đoan như lũ lụt, mưa lớn nhiều hơn. Hiện tại, ngành nông nghiệp đang chỉ đạo các địa phương khẩn trương triển khai giải pháp tích nước, xả nước để đảm bảo sản xuất nhưng cũng đồng thời phải đẩy mạnh các dự án tăng cường hệ thống thủy lợi để ứng phó khi mưa lũ.

Trong bối cảnh gặp khó khăn “kép” về thời tiết, thị trường, nguồn lực, nhưng ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua để đạt tốc độ tăng GDP khoảng 2,3-2,4%; giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) tăng 2,62%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,28%, lâm nghiệp tăng 7,92%, thủy sản tăng 3,06%. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ngành nông nghiệp đạt 30,13 tỷ USD, giảm 1,4% so với năm 2014 nhưng vượt xa mục tiêu Kế hoạch 5 năm đã đề ra (21 tỷ USD). 

http://www.tienphong.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại800,531
  • Tổng lượt truy cập90,863,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây