Rơm rạ là nguồn nguyên liệu lớn để ủ phân bón.
Với sự canh tác theo truyền thống của nông dân Việt Nam là sử dụng rơm đốt đồng, chôn lấp xuống ruộng, hay một phần làm thức ăn cho trâu bò. Chính những việc làm như đốt hay chôn lấp rơm cũng gây tác động đến ô nhiễm môi trường. Lượng khói sau khi đốt bay vào tầng khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, hay chôn lấp xuống đất gây ô nhiễm nguồn đất, theo cách canh tác trong những năm gần đây thì nông dân Việt Nam sử dụng đất trồng trong 3 vụ, chính vì vậy rơm chôn trong đất không thể tiêu hủy được trong thời gian ngắn gây ra ô nhiễm nguồn đất.
Quá trình hình thành phân hữu cơ từ nguyên liệu chính là rơm rạ
Tại triển lãm Quốc tế Công nghệ Môi trường & Năng lượng 2018 (ENTECH VIETNAM 2018) diễn ra tại TP.HCM, trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã giới thiệu đến khách tham quan một sáng chế mới trong việc tái sử dụng rơm thành phân hữu cơ bón trực tiếp cho ruộng.
Công nghệ vẫn đang trong quá trình hoàn thành và đăng kí thương hiệu tại Việt Nam, nếu công nghệ này hoàn thành và áp dụng trức tiếp vào nền nông nghiệp của nước ta thì nông dân sẽ giảm được chi phí phân bón và góp phần bảo vệ môi trường.
Công nghệ sử dụng rơm (rạ) thành phân hữu cơ gây được sự chú ý đến khách tham quan vì những lợi ích của công nghệ này mang lại cho nền nông nghiệp.
Ông Bùi Trung Thành – Giảng viên Trường Đại Học Công Nghiệp cho biết: “Dự án này chúng tôi hợp tác với công ty của Mỹ, hiện công nghệ này đã được ứng dụng thí điểm tại tỉnh Tiền Giang, theo đánh giá của chúng tôi thì khi sử dụng phân bón hữu cơ (chất lỏng) từ rơm thì có thể thay thế được 50% phân bón hóa học, tuy công nghệ chưa hoàn thành nhưng với kết quả này đã là một thành công lớn”.
Ông Thành còn cho biết thêm, để có phân bón hữu cơ là chất rắn bón xuống ruộng mất khoảng 3 tháng để hoàn thành. Quá trình lên men của rơm rất lâu, từ việc cho nguyên liệu chính là rơm cho vào bể chứa, thực hiện quá trình lên men ưa nóng cho ra chất lỏng và thực hiện thêm quá trình lên men ưa ấm để có thể cho ra chất rắn (phân hữu cơ). Các quá trình này phải được kiểm tra định kì nhằm đánh giá quá trình lên men của rơm để đạt kết quả tốt nhất.
Phân bón dạng rắn từ rơm rạ đã quen thuộc với nông dân từ lâu.
Công nghệ mới này nếu áp dụng rộng rãi ở các vùng của Việt Nam thì cũng gặp một số vấn đề trở ngại, việc đầu tư một máy ủ rơm không phải người nông dân nào cũng có, kinh nghiệm sử dụng chưa có, cộng với việc phải đợi một thời gian dài mới có phân bón hữu cơ thì rất khó khăn trong việc canh tác 3 vụ.
Hy vọng trong tương lai công nghệ này sẽ có những cải tiến mới để người nông dân có thể canh tác mà chỉ sử dụng 100% phân bón hữu cơ trong thời gian 3 vụ, vừa nâng cao giá trị lúa gạo, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã