Cất bằng cử nhân về núi nuôi gà
Tháng 6.2016, anh Vàng A Công tốt nghiệp ngành thú y, khoa kỹ thuật nông Lâm của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên. Cầm tấm bằng cử nhân cao đẳng thú y trong tay, câu hỏi đặt ra trong đầu chàng thanh niên trẻ dân tộc Mông là mình sẽ đi đâu về đâu xin việc trong khi gia cảnh khó khăn, không có người nhà làm việc trong cơ quan nhà nước?
Anh Vàng A Công đang chăm sóc đàn gà đặc sản-gà đen. Ảnh: S.T.L
Có được ý tưởng rồi, nhưng lúc đó bài toán đặt ra đối với Vàng A Công là vốn liếng biết lấy ở đâu bây giờ? Thật may mắn với anh, tháng 1.2017, thông qua tổ vay vốn và tiết kiệm, anh được giúp vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH. |
Sau một thời gian ngắn mất phương hướng, chàng trai Vang A Công đã tự “xốc” lại tinh thần. Với đức tính tìm tòi, chăm chỉ, cần cù, thông minh, sáng tạo, Công nhận biết được giá trị của gà đen (gà ác – PV) – một trong những loại gia cầm đặc sản của đồng bào Mông đang được thị trường ưa chuộng. Vậy là Vàng A Công quyết định khởi nghiệp từ mô hình nuôi gà đen bản địa. Gà đen có lông đen, thịt đen, xương đen, không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn là loại thuốc quý của người Mông…
Có được ý tưởng rồi, nhưng lúc đó bài toán đặt ra đối với Vàng A Công là vốn liếng biết lấy ở đâu bây giờ? Thật may mắn với anh, tháng 1.2017, thông qua tổ vay vốn và tiết kiệm, anh được giúp vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH. Công vay mượn anh em, bạn bè thêm 50 triệu đồng nữa để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua gà giống, thức ăn chăn nuôi.
Tiếp đó, Vàng An Công xuống tận Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mua 1.000 con gà đen thuần chủng 1 ngày tuổi về nuôi.
Giỏi kỹ thuật, chăn nuôi thành công
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi và kiến thức học được từ sách, báo, tivi, nên lứa đầu tiên đã phát triển rất tốt. Cuối tháng 6 vừa rồi, đàn gà đã cho xuất bán được 1,2 tấn thịt với giá trung bình 125.000 đồng/kg, anh Công thu về 150 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh Công lãi khoảng 40 triệu đồng.
Anh Vàng A Công cho hay: Để đàn gà cho chất lượng thịt ngon, sau khi cho ăn cám tháng đầu tiên, các tháng tiếp theo cho ăn ngô, thóc. Vào tầm trưa phải thả gà ra khỏi chuồng để gà chạy, nhảy thì thịt mới săn chắc. Đặc biệt, nếu trời mưa không được thả gà, vì gà sẽ uống phải nước bẩn làm giảm sức đề kháng.
Đến nay, đàn gà của đôi vợ chồng trẻ Vàng A Công cứ nuôi được 4 tháng là mang về cho gia đình hàng chục triệu.
Do được nuôi cách xa khu dân cư và tiêm phòng đầy đủ nên tỷ lệ gà sống rất cao, đạt gần 100%. Chất lượng thịt ngon, ngọt đậm, thơm, ít mỡ… nên được nhà hàng, người tiêu dùng ưa thích. Đàn gà nhà anh Công đang được cung cấp chủ yếu cho các nhà hàng tại huyện Mù Cang Chải, ngã ba Kim...
“Thành công bước đầu, vợ chồng mình phấn khởi lắm và đang mở rộng thêm diện tích trang trại để nuôi gà” - chị Lù Thị Sếnh (vợ anh Công) thổ lộ.
Theo: Thiên Long - Văn Chiến/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã